Cách trồng Trầm tím
Chăm sóc lan Trầm Tím
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loài phong lan quý và chúng ta phải kể đến đó là lan trầm tím là một trong những loài lan có vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ. Ngoài ra, loài lan này có một sức sống hết sức mạnh mẽ nhờ vào việc di truyền gen trội của hai loài lan bố và mẹ là giả hạc và hoàng thảo tím. Chính vì vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc loài lan trầm tím này đơn giản và dễ thực hiện hơn so với các loài lan khác.
Nhận biết lan trầm tím
Có rất nhiều tên gọi loài lan này ngoài tên gọi là lan trầm tím còn gọi là lan trầm tím rừng. Loài lan này được tạo ra bởi hai loài lan giả hạc và lan hoàng thảo tím. Lan trầm tím có những nét đẹp đặc biệt chính bởi sự kết hợp giữa 2 loài lan này. Lan trầm tím có đặc điểm sinh thái: Có nhiều điểm giống với hình dáng bên ngoài của lan phi điệp. Nên nhiều người dễ nhầm lan trầm tím với lan phi điệp. Vì vậy dựa trên một số tiêu chí như sau giúp cho người chơi lan có thể phân biệt lan trầm tím với các loài lan khác: Dựa vào đặc điểm sinh thái của loài lan trầm tím nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt thân của loài lan trầm tím có dạng than thòng và dài chỉ khoảng 30-40cm, hoa có màu tím sẫm và có mùi hương thơm đậm hơn, kích cỡ của hoa chỉ khoảng 4cm, thân lan to, chắc chắn, mập mạp. Còn đối với các loài hoa lan hoàng thảo kèn và lan phi điệp thì thân cũng dạng thân thòng nhưng chiều dài thì dài hơn khoảng 1,2m, hoa có mùi hương nhạt hơn so với loài lan trầm tím.
Kỹ thuật trồng lan trầm tím
Khi trồng lan trầm tím cho hiệu quả tốt nhất về hoa đẹp và có mùi hương tốt nhất chúng ta cần chú ý đến thời điểm ghép cây, giá thể sử dụng để trồng lan trầm tím, và kỹ thuật trồng lan.
Thời điểm ghép lan
Thời điểm thích hợp nhất cho sự ghép lan trầm tím có hiệu quả về tỷ lệ sống cao và tốt thì thời điểm tốt nhất là từ lúc cây trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên. Trong một năm thời gian tốt nhất cho công tác ghép lan là thời gian gần tết từ tháng 11 âm lịch đến tháng 2,3 âm lịch của năm sau. Thời gian này là thời gian có điều kiện khí hậu tốt nhất cho sự ghép cây và hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Giá thể sử dụng để trồng lan trầm tím cho hiệu quả tốt nhất
Loài lan trầm tím này thích nghi với rất nhiều loại giá thế khác nhau như lũa, gỗ vú sữa, vải, nhãn, dẻ. Ngoài ra phương pháp trồng lan vào chậu với việc sử dụng than làm giá thể sẽ giúp cho cây lan sinh trưởng và phát triển khá tốt. Nếu sử dụng vỏ thông vụn sẽ giúp cho cây lên tốt hơn và mập mạp và dài hơn. Tuy nhiên khi lựa chọn việc trồng vào chậu cần lưu ý đến kích thước của chậu phải vừa phải. Sau thời gian cây đã lớn chúng ta lưu ý về việc tiến hành cắt bỏ hoặc vắt lại rễ của cây leo ra ngoài.
Cách trồng lan trầm tím
Để đảm bảo cho lan trầm tím sinh trưởng và phát triển tốt chúng là cần phải lưu ý tới kỹ thuật trồng lan trầm tím về cách chia giống, ngâm, ghép cây.
Chia giống: Trong một giỏ lan có rất nhiều giả hành, bước đầu tiên hãy tiến hành nhẹ nhàng tách riêng biệt từng giả hành ra, trong khi cắt không được cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc. Nếu giả hành còn ít tuổi từ 1-2 tuổi thì nên để chúng dính vào nhau để đảm bảo cung cấp được chất dinh dưỡng cho giả hành con sau này. Còn những giả hành đã đủ tuổi thì có thể tách riêng từng cọng ra. Sau đó tiến hành tỉa rễ già để lại tầm 2cm để bắn ghim còn lại loại bỏ. Lưu ý tách xong các giả hành mới cắt rễ.
Ngâm: Kỹ thuật ngâm lan cũng rất quan trọng thời gian ngâm từ 5-10 phút trong dung dịch physan 20 nồng độ 1ml/1l pha với nước hoặc benkono 2ml/l nước. Tiếp theo vớt ra để ráo trong vài tiếng và tiếp tục ngâm B1+ Atonik theo nồng độ được chỉ dẫn theo cách hướng dẫn sử dụng trên bao bì trong khoảng thời gian 30 phút.
Ghép/ treo
Việc ghép/ treo cũng cần làm cẩn thận và đúng kỹ thuật như phần rễ cần được bắn ghim hoặc găm vào bảng dớn/gỗ cần phải làm thật chắc chắn. Việc ghép chung các giải hành tơ vào 1 bảng thì để giả hành già vào 1 bảng riêng. Mắt ngủ luôn phải hướng ra ngoài và hạn chế việc sử dụng sắt thép gây ảnh hưởng xấu đến cây. Lan sau khi ghép xong cần tiếp xúc ánh sáng từ 60-70%. Khoảng cách phù hợp với dưới lưới là 1,5m ở nơi có nhiệt độ nóng và nơi có vùng cao mát mẻ thì chỉ cần 1,2m.
Kỹ thuật chăm sóc lan trầm tím
Chế độ ánh sáng: Ánh sáng phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của lan trầm tím là khoảng 60-70%. Việc điều chỉnh ánh sáng rất cần thiết nếu ánh sáng yếu cây sẽ dễ bị mắc bệnh hoặc không ra hoa, nếu cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cây bị cháy lá.
Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp nhất là từ 70-90%, cần được duy trì ổn định.
Bón phân: Phân bón được sử dụng là phân hữu cơ được tưới thường xuyên vào mùa hanh khô và mùa hè để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Hàm lượng phân bón như NPK 30-10-10 hay 20-20-20 bón một tuần 1 lần bón chung khi tưới cho lan.
Chế độ tưới nước: Chế độ tưới nước cho lan cũng cần lưu ý phải đảm bảo cho lượng nước không được thiếu và cũng không được dư, thường thì tầm 2-3 lần là đủ hàm nước cho cây sinh trưởng và phát triển.