Kỹ thuật chăm sóc đối với lan trưởng thành

Chăm sóc lan trưởng thành

Lan trưởng thành sẽ có những đặc điểm khác so với các loài lan con. Để giúp cho cây lan trưởng thành sinh trưởng và phát triển tốt. Kỹ thuật chăm sóc đối với lan trưởng thành sẽ có những yêu cầu cần phải thực hiện tốt ở bất ki vườn lan nào về gian che cho cây trưởng thành, tưới nước cho cây lan trưởng thành, bón phân cho lan ra hoa đẹp và đúng thời gian yêu cầu.

Kỹ thuật chăm sóc đối với lan trưởng thành
Phi điệp đột biến 5ct Thanh thanh

Cách làm giàn che cho cây lan trưởng thành

Đối với loài lan trưởng thành gian che có chức năng duy trì bóng mát, tránh được sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời gay gắt vào buổi trưa của màu hè hay trời mưa quá nhiều vào mùa mưa. Cường độ ánh sáng cho lan trưởng thành phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của loài lan đang được trồng ở trong vườn lan.

Chiều cao của giàn che phù hợp cho các loài lan trưởng thành từ 2,5-4m. Việc thiết kế mái che nằm ngang hay nằm nghiêng nhưng phải đảm bảo cho các nẹp che phải đặt theo hương Bắc-Nam để bóng của các nẹp che sẽ không di chuyển, luôn cung cấp được bóng cho lan. Người thiết kế phải điều chỉnh khoảng cách giữa các nẹp che cho phù hợp với nhu cầu ánh sáng mà cây lan đòi hỏi cần.

Việc thiết kế khoảng cách nẹp cho các vườn lan trưởng thành cần lưu ý rằng khoảng cách nẹp bằng bề rộng chiều ngang cua mỗi nẹp sẽ đảm bảo được độ sáng bằng khoảng 50-60% thích hợp cho Cattleya, Dendrobium. Khi khoảng cách của các nẹp càng dày lại thì độ sáng càng giảm, khoảng 30-40% cho Phalaenopsis ngược lại khoảng cách các nẹp càng thưa thì độ sáng càng tăng khoảng 80-90% cho Vanda, Ascocentrum

Vị trí đặt giàn che cho các loài lan ở giai đoạn trưởng thành nên đặt theo hướng Bắc- Nam để vườn lan có thể nhận được nhiều ánh sáng vào buổi sáng. Ánh sáng buổi sáng thường tốt cho cây nhất vì nhiệt độ tăng từ từ, cây lan trưởng thành không bị sốc nhiệt, còn ánh sáng buổi chiều là lúc môi trường đang nóng vì tất cả đang tỏa nhiệt sau khi tiếp nhận ánh sáng nắng gay gắt của buổi trưa.

Trong quá trình thiết kế giàn che cho lan trưởng thành cần lưu ý rằng lan thường không phù hợp với việc tưới nước trực tiếp nên dưới giàn che luôn có một lớp lưới để tránh tác hại của các giọt nước mưa nặng hạt.

Tưới nước cho cây hoa lan

Việc tưới nước cho lan trưởng thành làm sao sinh trinh trưởng và phát triển tốt rất quan trọng và rất khó. Công việc tưới nước tưởng là đơn giản nhưng tưới nước với số lượng nước đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt lại hết sức khó.  Việc tưới ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây lan . Nếu lượng nước ít so với mỗi lần tưới làm cho lan trở nên khô héo dần rồi chế nhưng tưới nước thừa lại làm cho bộ rễ lan ảm ướt thiết oxy không hấp thu được chất dinh dưỡng, bộ rễ thối lâu sẽ chết. Việc tưới nước phải đảm bảo hài hòa nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng

Bón phân cho lan trưởng thành ra hoa

Việc bón phân cho lan trưởng thành là hết sức cần thiết. Việc bón phân này sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa của các loài Lan trưởng thành. Các loài phân được bón cho lan người ta sẽ chú trọng vào thành phần của phân gồm có 3 nguyên tố chính N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kì sinh trưởng của lan.  Thêm vào đó có thể kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số vitamin cần thiết khác.

Tỉ lệ phân bón cho cây phong lan, địa lan: Sẽ có những tỷ lệ khác nhau về việc sử dụng cho 3 nguyên tố chính N: P:K để phù hợp cho từng giai đoạn của lan trưởng thành. Nồng độ phân cho cây hoa lan: Khi tỷ lệ khác nhau của 3 nguyên tố này sẽ làm cho nồng độ của 3 chất N, P,K cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, việc bón phân với tỷ lệ, và nồng độ khác nhau còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lan trưởng thành mà điều chỉnh sao cho phù hợp. Để đảm bảo được sự ra hoa đẹp và đúng thời gian.

Cách tưới phân cho cây hoa lan

Việc bón phân cho cây lan trưởng thành có rất nhiều cách bón khác nhau nhưng khi bón phải đảm bảo sao cho cây lan hấp thụ được phân nhiều nhất, đảm bảo được hiệu quả kinh tế đầu tư ít mà đem lại hiệu quả cao. Đối với các loài lan trưởng thành việc hấp thụ qua lá không đủ  dinh dưỡng cho cây trồng.  Khi tưới phân cho lan phải tưới làm sao cho rễ có thể hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi nhất.

Nếu tưới phân như tưới nước thì phải sử dụng quá nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Muốn đạt được hai yêu cầu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong những năm qua, trước khi tưới phân ta nên tưới qua một lượt nước làm cho chất trồng dễ dàng thấm phân không bị chảy tuột đi. Như vậy sẽ tiết kiệm được 1/2 lượng phân.

Khoảng cách của các lần tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân…Bình thường tưới một lần trong một tuần nhưng nếu vườn lan râm mát thì khoảng cách dài hơn (10-15 ngày/lần). Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại, tránh ảnh hưởng bất lợi cho lan.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button