Phi điệp bị nứt thân

Thân phi điệp bị nứt

Phi điệp bị nứt thân là hiện tượng thân cây bị nứt dọc thân, có trường hợp nứt mắt ngủ gây hỏng mắt, làm cây bị thối thân do nấm bệnh lây qua vết nứt. Hiện tượng này thường gặp vào cuối mùa nghỉ, đầu mùa sinh trưởng. Khi mà chúng ta bắt đầu tưới nước trở lại để phi điệp ra hoa sau 1 thời gian cắt nước. Cũng có trường hợp thân bị nứt vào giữa mùa sinh trưởng.

Phi điệp bị nứt thân
Phi điệp bị nứt dọc trên thân

Nguyên nhân phi điệp bị nứt thân

#1. Do nước

Có nhiều người cho rằng phi điệp bị nứt ở thân là do cây bị dư đạm, thiếu chất canxi hoặc Bo…Nhưng theo kinh nghiệm quan sát thực tế và sử dụng phân bón nhiều năm cho hoa lan thì không phải vậy. Bởi vì Canxi giúp cấu tạo bộ khung của tế bào, bộ khung của cơ thể, thân phi điệp. Chất vi lượng Bo giúp phát triển chồi đọt, tăng quá trình hình thành hoa và nở hoa đồng loạt. Cây trong vườn được chăm sóc với liều lượng phân như nhau, có những cây bón đầy đủ chất canxi, bo nhưng thân vẫn bị nứt toác.

Chất đạm nếu dư chỉ làm thân lá to, dài, lá xanh mượt và giúp phi điệp có thân nù, to phình. Chất đạm này thường được sử dụng trong màu sinh trưởng và cây vẫn xanh mập mạp mà không bị nứt. Khi chúng ta sử dụng chất đạm trong mùa nghỉ thường pha chúng với nước để phun. Nước chính là tác nhân gây nứt thân chứ không phải chất đạm và nó cũng chỉ ảnh hưởng đến những cây cắt nước không đúng kỹ thuật. Những cây phi điệp cắt nước và tưới đúng cách thì dù bón gì cũng không bị nứt thân.

Nguyên nhân cơ bản khiến phi điệp nứt thân nữa là do sử dụng nước tưới chưa hợp lý. Cây phi điệp chỉ bị nứt khi nó hút nước sau 1 thời gian dài mất nước. Khiến thân phình to và nứt, ở những cây ngưng nước có thân bị teo tóp thì không bị nứt.

Trong vườn chỉ có 1 vài cây có hiện tượng nứt và chủ yếu là những cây đang trong màu tăng trưởng. Thời điểm nó phình thân để đạt kích thước tối đa theo quy định của bộ gen. Vì 1 lý do nào đó cây không được tưới nước, tưới không đầy đủ ( quên tưới, béc hỏng, béc phun không tới…). Hoặc cây chưa đến thời kỳ cắt nước mà chúng ta đã cắt làm cây không phình thân ra được. Các thành, vách tế bào biểu bì sẽ dần bị thô cứng lại, mất khả năng đàn hồi, giãn nở Trong khi tế bào mô dẫn và mô phân sinh của thân vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Khi cấp nước lại cho chúng bằng cách tưới hoặc mưa, thân phi điệp đang bị thiếu nước sẽ hút nước rất nhanh và mạnh. Các tế bào mô dẫn và mô phân sinh được cấp nước sẽ tăng trưởng nhanh, làm cho thân phi điệp phình to và vượt quá kích thước trước đây mà nó đã đạt được lúc mình ngưng tưới. Lúc này khả năng đàn hồi của vách tế bào không giãn nở được làm cho thân bị toác ra kiểu như cái bong bóng thổi to quá bị vỡ.

#2. Chất kích thích

Một số chất kích thích sinh trưởng, đặc biệt là chất làm thân phình to như : Chitosan, Atonic. Chất này tác động vào cuối mùa tăng trưởng khiến cây phi điệp lớn nhanh quá mức và nứt thân.

Cũng giống như chúng ta ở tuổi dậy thì thường bị rạn bắp chân, đùi…Khi các hóc môn tăng trưởng hoạt động mạnh, sự tăng trưởng của một số loại mô tế bào khác nhau trong cơ thể nhanh về số lượng khiến cấu trúc bộ khung cơ thể không thích ứng kịp và sẽ phải rạn nứt ra để thích ứng với sự thay đổi đó.

Kinh nghiệm cho thấy, khi dùng nhiều và lạm dụng phân bón có nguồn từ cá, vỏ tôm cua, phân ốc,.. thì có tỷ lệ nứt thân nhiều hơn, phân này có Chitosan và một số hóc môn tăng trưởng tự nhiên khá nhiều.

#3. Do yếu tố di truyền của cây phi điệp

Một số giống cây phi điệp có tốc độ sinh trưởng nhanh bất thường và không đồng bộ giữa các bộ phận khác nhau trên thân. Chúng có thời gian sinh trưởng dài hơn các cây khác trong vườn, khi đến thời điểm cắt nước để chờ hoa thì giống cây này vẫn còn nhu cầu lớn về nước, dinh dưỡng để tăng trưởng. Chúng sẽ bị chột và teo thân trong tình trạng chưa đạt kích thước tăng trưởng tối đa. Khi tưới nước trở lại chúng tiếp tục sinh trưởng và lớn thân không ngưng nghỉ (háo nước) dẫn đến mất kiểm soát và nứt thân.

#4. Nguyên nhân chính khiến cây phi điệp bị nứt

Trên là 3 nguyên nhân khiến cây phi điệp bị nứt ở thân. Việc cây thiếu chất, thừa chất gây nứt thân phi điệp không phải là nguyên nhân của hiện tượng này. Nguyên nhân chính đó là việc sử dụng nước tưới cho phi điệp của chúng ta bị lỗi kỹ thuật. Chúng ta kiểm soát nước tưới đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ khắc phục hoàn toàn.

Cách phòng và trị nứt thân ở cây phi điệp

#1. Cách xử lý phi điệp bị nứt thân

Khi phát hiện thân phi điệp bị nứt, nên dùng bông tẩm cồn 90 độ sát trùng vết nứt sau đó bôi keo liền sẹo chống xâm nghiễm của nấm bệnh. Nếu vết nứt có nguy cơ nứt vào mắt, hãy bó cùm vết nứt bằng dây vải hoặc dây rút để hạn chế vệt nứt loang rộng và xa.

#2. Cách phòng phi điệp bị nứt ở thân

Sử dụng phân bón đầy đủ và cân bằng dưỡng chất NPK, trung, vi luong và các loại vitamin cần thiết cho lan.

Hạn chế sử dụng các chất chứa hóc môn tăng trưởng : Chitosan, Atonic, Antonic… khi không thật sự cần thiết.

Cây phi điệp có chu kỳ sinh trưởng dài thì nên để 1 khu riêng để có chế độ phân thuốc hợp lý. Chúng được cấp nước đầy đủ và giảm nước đúng quy trình thì sẽ hạn chế nứt thân.

Tưới nước và cắt nước cho phi điệp phải đúng quy trình. Đó là khi phi điệp đã thắt ngọn, thân mập và phình to tối đá ( không phình to hơn được nữa ) thù ngưng tưới nước. Về về sau khi tưới nước trở lại để nảy mầm gốc và ra hoa, thân phi điệp hấp thu nước no trở lại sẽ phình to thân tối đa trong bộ khung mà trước đó nó đạt được thì nó sẽ không nứt thân nữa.

Ngoài ra cần treo lan trong tầm kiểm soát để quản lý độ ẩm, tránh quên tưới nước làm cây mất nước kém phát triển. Khi phát hiện mất nước bất thường, hãy tưới từ từ, để thân lớn từ từ sẽ không bị nứt thân.

Không riêng gì phi điệp các dòng thân thòng cũng bị nứt ở thân như : Trầm, hoàng thào kèn… Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có cách khắc phục nứt thân ở phi điệp. Thân

Nguyễn Quốc Tư

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button