Phòng bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

Bệnh Khàn giọng, vảy mỏ

Khi trời trở gió heo may và dịp thu đông. Thì có rất nhiều chú chim bị tình trạng vảy mỏ hay khàn giọng. Nhiều người cứ nghĩ chim bị hóc thức ăn hay bị vướng dị vật ở cổ nên vảy mỏ và khàn tiếng. Nhưng không phải như vậy, đó là triệu chứng của bệnh cảm cúng. Sau đây Nhà Rèn xin chia sẻ kinh nghiệm về nguyên nhân, cách phòng bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim do bác Lâm Kiệt chia sẻ.

Nguyên nhân – Phòng bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

Cách chăm sóc cho đít chào mào luôn đỏ
Lông hậu môn của chào mào đỏ như ngoài thiên nhiên

1. Nguyên nhân vảy mỏ và khàn giọng

Bệnh cảm cúm ở chim cũng như các loại gia cầm khác như gà, vịt… do một loại Virus thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với đặc tính biến chủng liên tục ( Thay đổi nhanh về hình dáng cũng như khả năng gây bệnh ), đến nay đã có những nhánh gây bệnh chủ yếu: Clade 1.1, Clade 2.3.2.1 A, Clade 2.3.2.1 B, Clade 2.3.2.1 C.

Tất cả chim hoang dã và gia cầm các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân.

2. Triệu chứng vảy mỏ và khàn giọng

Chim sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mắt, nước mũi, ho hen, hắt hơi, vảy mỏ. Nếu chim bị viên đường hô hấp, đặc biệt là viêm hộp minh quản, sẽ dẫn đến dính 2 sợi thanh quản vào hộp minh quản hoặc 2 sợi thanh quản dính nhau thì chim bị khàn giọng.

Chim có thể ít ăn, tiêu chảy phân xanh, phân trắng, phân vàng, có thể xuất huyết da chân. Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao ở gia cầm. Với chim hoang dã như họa mi của chúng ta tỉ lệ chết thấp hơn vì khả năng đề kháng của chim hoang dã cao hơn nhưng con chim suy nhược, xuống lửa, bỏ hót, có rãi trong suốt nên vảy mỏ liên tục.

3. Phòng bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

Hiện nay y học hiện đại của ngành thú y chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này (kể cả gia cầm), vì vậy chúng ta cần phải làm thật tốt khâu phòng bệnh cho con chim. Không để chim gần gia cầm như gà, vịt, thực hiện tăm nước tắm nắng hàng ngày, không để bệnh từ gia cầm lây lan sang chim. Không treo chim ở nơi có gió lạnh thổi trực tiếp. Ngày nắng nóng không nên để chim trong phòng điều hòa rồi mang ra đột ngột. Tắm nắng cho chim là rất cần thiết nhưng tránh ánh nắng gay gặt buổi trưa và sang chiều.
Khi phát hiện chim mắc bệnh cần bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm sau: B.complex, Vinamix 200. Cũng có thể bắt chim ra đút cho ngày 2 viên Amoxinin chia hai lần sáng, tối. Hoặc mỗi ngày đút cho chim 2 đến 3 gram tỏi sống cắt miếng nhỏ như con dế.

Chú ý : Đây chỉ là cách điều trị tích cực theo phương châm còn nước còn tát nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp có tác dụng tốt.

4. Xử lý bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

Khi phát hiện một cá thể chim mặc bệnh cần cách ly ngay với những chim khỏe mạnh khác.
Vệ sinh chuồng, lồng nuôi thật tốt mỗi ngày. Nếu có chim bị chết, cần thiêu hủy để diệt mầm bệnh, không nhốt chim khỏe mạnh vào lồng có chim mới chết.

Lời kết

Đây là bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu nên cần làm thật tốt công tác phòng bệnh! Những nguyên nhân và cách phòng bệnh ở trên các bạn có thể áp dụng cho tất cả loại chim.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button