Phòng và chữa bệnh chim Vành Khuyên

Trị bệnh cho Vành Khuyên

Chơi chim Vành Khuyên ngoài chế độ chăm sóc, dợt dãi, thi thố cũng không thể tránh được các bệnh về khuyên. Những bệnh này tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có cách trị thế nào. Sau đây nharen.com xin tổng hợp cách phòng và chữa bệnh chim Vành Khuyên hay gặp nhất.

Những bệnh thường gặp ở chim vành khuyên

Phòng và chữa bệnh chim Vành Khuyên
Anh Chương Tailor cùng giàn chim đột biến tiền tỷ

#1. Bệnh đi ngoài

Nhận biết : Chim đi ngoài loãng toàn nước không có phân.

Nguyên nhân : Thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc, lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.

Cách trị : Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng: Cho chim uống nước chè loãng và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì + 2 Trứng 1 thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

Đối với bệnh nặng hơn: Mua 1 quả chuối tây thật to và ngon cho chim ăn trong 3 ngày, rút hết cám, nước uống trong 3 ngày này ( Mỗi ngày đưa thêm 3 con sâu gạo chia làm 3 buổi). Sau 3 ngày chuyển sang cám Ba Vì khoảng 2 tháng để chim ổn định lại đường ruột rồi mới được chuyển sang loại cám khác khi chuyển sang loại khác phải chuyển từ từ nếu đột ngột thì bệnh cũ tái phát nên thả chim.

#2. Bệnh ký sinh trùng

Nhận biết : Chim kém ăn, ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu.

Nguyên nhân : Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột.

Cách trị : Dùng 2 mg bột trái cau già ( cau hay ăn trầu đó ) hoặc 1- 2 mg thuốc Pipérazine
Lấy 15 ml nước pha vào 25% đường rồi cho thuốc trên vào đánh cho tan rồi cho chim uống liên tục trong 2 ngày là khỏi. Chú ý làm 2 lần nhé, liều trên dùng trong 1 ngày.

#3. Bệnh tụ huyết trùng ( do vi khuẩn )

Nhận biết : Chim cứ ủ rũ, lim dim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh.

Cách trị : Sử dụng 1-2 mg thuốc Kanamycine hoặc Teramycine hoặc Streptomycine cũng được
Dùng 15ml nước pha đường (đường chiếm 25% so với nước) pha với thuốc trên cho chim uống liên tục trong 4 ngày.

#4. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli

Nhận biết : Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu.

Cách trị : Dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin
Pha chung với 15ml nước pha đường 25% rồi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.

#5. Bệnh về chân của chim

Nhận biết : Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệnh ngón, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Nguyên nhân : Chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào (Xiên chuối bằng sắt hoặc inox), hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Cách trị : Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương, rút cầu chim hàng ngày rửa sạch và bôi nhẹ mỡ tra mắt lên là được.

#6. Bệnh do vi rút

Nhận biết : Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó, thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng,dính xung quanh hậu môn.

Cách trị : Với những bệnh này thì cần bồi bổ cho chim lấy lại sức đề kháng bằng cách mua vắc xin phòng ngừa đồng thời điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.

#7. Bệnh ký sinh trùng làm hại chim

Nhận biết : Lông chim sơ xác, lông rất ít không che phủ được thân chim, thỉnh thoảng chim nhảy cuồng loạn không phải nhảy do hoảng loạn vì tác động từ phía ngoài lồng gây ra.

Nguyên nhân : Do ký sinh trùng (rận, mạt) chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu của chim, do lồng cóng không sạch sẽ, khô ráo, lây bệnh từ những con chim khác.

Cách trị: Đối với chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa ( dầu tây ) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim ( Phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào tới da của chim ). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim. Ngoài ra ta phải cọ rửa lồng sạch sẽ và nhúng cả lồng cóng vào nước sôi già.

#8. Bệnh do bị “ Sốc “

Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .

Chú ý khi chữa bệnh cho Khuyên

Khi sử dụng thuốc kháng sinh đều cần chú ý về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay dùng quá liều.

Khi cho chim uống thuốc để ý xem chim có chịu uống không, nếu không thì phải bỏ thêm cóng nước vào tránh làm chim chết khát. Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.

Khi chim uống thuốc nên khuấy thuốc vài lần vì thuốc lắng đọng ở dưới đáy cóng.

Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.

ách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh. Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim. Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .

Nguyên nhân làm chim khuyên bị bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân làm chú khuyên bị bệnh, nhưng một số nguyên nhân thường gặp nhất gồm :

  • Do kém vệ sinh, lồng nuôi nhốt không vệ sinh, ô nhiễm môi trường do bụi bậm, khí độc hại. Chim ít được phơi nắng và tắm nước.
  • Do nguồn thức ăn, chim ăn thức ăn bị chua mốc, nước uống bị thối, thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn quá bổ hoặc thiếu chất, đói no thất thường như bỏ đói bỏ khát .
  • Do khí hậu, đem chim từ vùng này qua vùng khác có khí hậu khác nhau, để chim ngoài trời ngoài sương, để chim dưới mái tôn hay phòng có máy lạnh .
  • Do môi trường, chuyển chỗ ở chim từ yên tĩnh qua ồn ào, gần chợ, gần đường xá đông người qua lại, gần chó mèo, chuột thằn lằn quấy phá .
  • Do suy kiệt, cho chim tắm chiều tối bị cảm lạnh, hay tắm nắng gắt lâu bị cảm nắng, cho chim thức khuya không trùm lồng cho chim ngủ sớm, thi đấu hót sáng chiều thiếu nghỉ ngơi ăn uống, chim đang thay lông thiếu chăm sóc bị suy .

Những nguyên nhân trên dẫn đến chim bị liệt chân, ủ rủ, tiêu chảy cần phải chích ngừa bằng vaccin hay điều trị bằng kháng sinh mới khỏi.

Cách phòng bệnh cho Vành Khuyên

Phòng ngừa bằng cách vệ sinh, khử trùng lồng nuôi nhốt, khử khu vực tập trung chim để duy trì sức khỏe.
Dùng thuốc sát trùng phổ thông để diệt khuẩn, vi rút, nấm mốc, ngừa cảm cúm H5N1 có thể dùng thuốc bột Solamid hay Biodin 10g pha với nước phun xịt lồng và pha nước cho chim tắm. Đồng thời cho chim uống thuốc để phòng bệnh bằng cách :

Dùng 50 mg thuốc chloraphénicol hoặc Teramycine pha với 1 lít nước lọc cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày.

Đó là tổng hợp những bệnh hay gặp ở chim Vành khuyên.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button