Cách nuôi chích chòe lửa sinh sản

Chòe lửa sinh sản

Có rất nhiều người đã nuôi chòe lửa sinh sản thành công, việc này cũng khá đơn giản nếu làm theo hướng dẫn trong bài viết. Để ghép cặp cho chòe lửa sinh sản thì làm theo các bước dưới đây.

Cách nuôi chích chòe lửa sinh sản

Mùa sinh sản của chòe lửa thường từ tháng 12 đến tháng 6 dương lịch, đây là thời điểm tốt nhất để ghép đẻ.

Cách nuôi chích chòe lửa sinh sản
Chòe lửa đột biến

#1. Chọn giống Chòe lửa để ghép đôi

Để ra được những con chim tốt thì cần chọn giống tốt từ bố, mẹ.

Bài viết liên quan

Chim Trống : Cần chọn những chú chim có nết hay, hình dáng bên ngoài tốt. Những chú chim từng thi đấu có giải đã giải nghệ thì làm giống càng tốt.

Không nên chọn những chú chim đang thi đấu để ghép đẻ, vì sẽ làm chim yếu và chơi không bền.

Cũng không cần quan tâm đến giọng hót nhiều, bởi giọng đã bẩm sinh kết hợp với quá trình học hỏi ngoài môi trường. Khi con lớn có thể cho học giọng cũng được.

Chim Mái :  Chọn những con mái đuôi dài, có nết đập đuôi. Tướng thon gọn theo kiểu “đầu xà cổ thắt” và hót như chim trống.

Nếu muốn đời con có nhiều đặc điểm nổi trội thì cần chọn chim mái tốt. Theo di truyền học thì chim con hưởng các đức tính từ mẹ chứ không phải bố.

#2. Cho chim làm quen nhau

Để chim có thể trạng khỏe mạnh thì cần chế độ chăm sóc tốt hơn để cặp chim căng lửa. Chăm sóc từ mồi tươi, tắm táp, kích thích cặp trống mái sung hơn.

Thường xuyên treo chúng gần nhau nhưng không cho thấy mặt nhau. Chỉ cho thấy nhau khi tắm, chim trống tắm thì để chim mái bên cạnh và ngược lại. Chim tắm xong thì lại treo gần nhau và không thấy nhau.

Cứ làm như vậy cho việc ghép cặp thành công cao hơn. Khi chim đã sẵn sàng để ghép đẻ thì sẽ nhận thấy:

  • Chim Trống :  Chim rất siêng hót, hót cả ngày và lớn giọng. Tùy theo nết chơi mà sàn cầu, bung xòe, đập đuôi…khi kè mái.
  • Chim Mái : Cũng hót lớn và tùy nết chơi có thể sàn cầu, đập đuôi. Khi kè trống líu ríu lưỡi, chập chờn cánh, nhúi đầu về phía trống, bu lồng đòi sang trống.

Đó là lúc chúng ta có thể thả chim trống mái vào aviary. Ngoài ra cần bổ sung canxi, vitamin, khoáng chất cho chim mái để trứng đạt chất lượng.

#3. Chọn lồng ghép chòe lửa

Để chòe lửa sinh sản thì cần tạo Aviary ( lồng sinh sản ) như ngoài thiên nhiên : Rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, có ánh nắng chiếu vào. Xung quanh lồng cần bọc lưới lan cho kín, phía trên che tôn để chống mưa. Có thể làm lồng kích thước : Dài x Rộng x Cao : 160x80x200cm. Trong lồng ghép đẻ cần bố trí những thứ dưới đây :

Nên sử dụng cầu ngang để bố trí vào lồng cho chim dễ bay nhảy, bố trí khoảng 3 cầu theo quy tắc

  • Cầu thấp : Cách mặt đất 1 gang tay ( khoảng 20cm ) để chim bay xuống tắt, bắt mồi…
  • Cầu trung : Để chim bay nhảy, ăn thức ăn, rỉa lông.
  • Cầu cao nhất : Để chim đậu trên đó sổ giọng khẳng định lãnh thổ vì chòe lửa có tính lãnh thổ cao.

Cóng đựng cám : Chỉ cho ít cám vào thôi vì lúc ghép chim rất ít ăn cám. Có con ghép xong ra tập cho chòe lửa ăn cám lại.

Khay nhỏ đựng sâu : Rất cần thiết khi chim sinh sản, vì vậy luôn cung cấp sâu cho chim.

Khay chứa nước tắm : Có thể dùng luôn khay thường tắm cho chim bỏ vào.

Khay đựng dế : Nên dùng khay trồng rau bán ngoài tiệm. Cho 1 ít đất vào rồi cho khoảng 10 hạt rau muống vào trồng. Thả dế vào cho chim ăn và rau muống là thức ăn cho dế.

Tổ chim : Có thể sử dụng lãng hoa, 1/2 trái dừa khô, hộp giấy làm tổ. Nên bố trí 2 tổ chim cho chim chọn lựa, đặt nơi kín đáo và tránh mưa gió. Chuẩn bị thêm rơm khô, cọng chổi, cỏ khô… để chim tha vào làm tổ.

#4. Thả chòe lửa vào Lồng để sinh sản

Trong Aviary đã cho sẵn nước, cám, dế, sâu quy thì thả chim trống vào trước. Mới vào chim sẽ bay nhảy sung sướng, tối đến thì tìm chỗ ngủ. Chim trống thường ngủ đúng vị trí quen thuộc của mình.

Ngày hôm sau chúng ta treo lồng chim mái vào, con sống sẽ bu lồng, đậu gần lồng để hót múa gù mái. Con mái ưng thuận sẽ nhấp cánh, líu lưỡi. Có 1 số con trống còn gắp dế mớm cho chim mái trong lồng ăn. Khi thấy các dấu hiệu đó thì thả chim mái ra và mang lồng ra ngoài. Khi đó chim sẽ quấn quýt và xây tổ đẻ trứng.

Ngoài ra, khi đưa chim mái vào Aviary sẽ có thêm 2 trường hợp:

  • Chim cắn nhau thì bắt buộc phải đổi trống khác. Vì ngoài thiên nhiên đến mùa sinh sản các con trống sẽ đá nhau để giành chim mái. Nếu mái đồng ý thì cho trống đạp mái để xây tô, không đồng ý thì bay đi và trống tìm con mái khác.
  • Trường hợp 2 con chịu sống chúng nhưng không có dấu hiệu đạp mái và làm tổ thì bắt cả 2 ra dưỡng lại. Vì để như vậy cũng không sinh sản.

2 con đã chịu nhau thì đạp mái và xây tổ rất nhanh. Chúng xây tổ khoảng 3 – 5 ngày và trong lúc xây tổ vẫn đạp mái.

Quá trình sinh sản của chòe lửa

Chim sau khi ghép cặp thành công với nhau thì sẽ:

Ngày 1 :  Chim trống đạp mái

Ngày 2 – 6 : Tha rác xây tổ.

Ngày 7 – 11 : Chim mái sẽ đẻ trứng đầu tiên, nếu chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ canxi thì chim sẽ đẻ ngày 1 trứng.

Ngày 12 – 21 :  Chim mái sẽ ấp trứng, chim trống đứng gần để bảo vệ lãnh thổ. Nếu khí hậu tốt như miền nam, thì khoảng 10 ngày trứng nở. Nếu thời tiết lạnh hơn thì 12 – 14 ngày sẽ nở. Quá 2 tuần trứng không nở thì trứng đả hỏng do trứng không có cồ hoặc mái không biết ấp… Lúc này cần lấy trứng ra, chăm lại để đẻ lứa khác.

Ngày 22 : Con non đầu tiên sẽ nở, chim mái vẫn tiếp tục ấp 2 – 3 ngày nữa. Nếu trứng không nở thì mái sẽ bỏ ổ.

Ngày 27 : Sau 5 ngày nở thì chim non đã mở mắt.

Ngày 28 : Chim ra lông ống

Ngày 32 :  Nếu được chăm sóc tốt từ thức ăn đến vitamin thì chim sẽ rời tổ tập bay sau 10 ngày nở.

Lưu ý : Trong quá trình chim sinh sản tránh đến gần Aviary, hoặc gây tiếng động gần tổ. Sẽ làm chim hoảng sợ và ăn trứng. Luôn cung cấp đầy đủ mồi tươi cho chim nuôi đẻ và nuôi con.

Chăm sóc chòe lửa con sau khi nở

Chim non sau khi nở thì cần tăng khẩu phần ăn để chim nuôi con

Ngày 1 – 5 :  Đây là thời điểm trước khi mở mắt, chỉ để dế non vào cho chim bố mẹ mớm cho con.

Ngày 6 – 10 : Chim đã mở mắt, lúc này cho cho chim ăn trứng kiến. Có thể trộn thêm Vitamin có bán ở tiệm chim cảnh để giúp tăng sức đề kháng, bổ sung đầy đủ chất cho chim. Cho chim ăn trứng kiến ngày ăn ngày không, thức ăn chính vẫn là dế non. Mua Vitamin cho chim tại đây

Ngày 11- 20 : Chim đã bay ra khỏi tổ, chúng ta vẫn bổ sung thêm trứng kiến trộn vitamin, 2 ngày 1 lần cho cá lóc con vào cho chim bố mẹ mớm cho con. Thức ăn chính vẫn là dế non.

Từ ngày 20 trở đi chim đã lớn thì trộn trứng kiến với cám thay vì vitamin như lúc trước. Và trong lồng luôn có dế non cho chim.

Khi chim tập mổ thì giảm lại dế và thêm trứng kiến trộn cám để chim nhanh biết mổ hơn.

Chim thành chim chuyền thì thức ăn chính là cám. Vào buổi sáng bổ sung cào cào non, sâu quy, dế, trứng kiến… cho chim như chim trưởng thành.

Chim còn non nên cần thức ăn chứa nhiều nước để nuôi cơ thể, nên dế là tuyệt vời nhất. Sau khi chim rời khỏi tổ, ta vẫn phải chăm sóc mồi tươi, vitamin và khoáng chất để chim non khỏe mạnh, đề kháng tốt, không bị suy. Nếu chim non bị suy vào giai đoạn này thì rất dễ chết khi lên chuyền và tương lai cũng sẽ không có triển vọng.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button