Chào mào phá đuôi
Chào mào hư đuôi
Đối với chim chào mào, việc phá đuôi hay rỉa lông nhìn rất xơ xác và mất thẩm mỹ. Chào mào phá đuôi ( phá vỹ ) có nhiều trường hợp : Phá đuôi do thiếu chất ( cái này không phải là phá mà do thiếu chất nên chim rỉa đuôi nên bị rụng). Mình xin nêu 3 trường hợp tiêu biểu và cách trị, giúp cho chú chim chào mào luôn đẹp.
Trường hợp 1 : Chào mào tự cắn vào đuôi, cánh và hay rỉa lông.
Nguyên nhân : Do trên lông chào mào có nhiều ký sinh trùng, đây là hậu quả của việc ít vệ sinh lồng, đáy lồng nên sinh ra ký sinh trùng và làm cho chim bị ngứa.
Cách trị : Nếu bệnh mới phát, chim chỉ rỉa lông, cắn cánh ít thì nên cho chim tắm với nước muối pha loãng, tắm xong mang chim ra phơi nắng, 2 ngày cho chim tắm 1 lần, sau 3 lần tắm chim sẽ hết.
Nếu bệnh quá nặng, chim cắn cánh và đuôi như hình trên thì ra tiệm thuốc thú y, hoặc tiệm chim cảnh mua lọ thuốc dung dịch BENKOCID đây là loại thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rất rộng : diệt được các loài virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ MUA ONLINE TRÊN SHOPEE
Pha 5 ml thuốc / 1 lít nước rồi cho chim tắm, tắm khoảng 2 lần là hết. Tắm xong phơi chim ra nắng khoảng 45 phút rồi cho tắm lại bằng nước sạch.
Phòng bệnh : Thường xuyên vệ sinh lồng, đáy lồng, cóng thức ăn và nước. Có thể pha thuốc Benkocid vào nước rồi phun vào lồng để diệt khuẩn. Tắm cho chim chào mào 2 ngày một và ngày nào cũng phơi nắng.
Trường hợp 2 : Lông mọc ra bị gãy
Lông đuôi hoặc lông cánh mới ra thì bị gãy, hoặc bị gãy trong gốc. Làm cho chim thường xuyên rỉa những chỗ đó, trường hợp này không phải bị ngứa mà do chim thiếu chất, rỉa vào làm lông rụng.
Nguyên nhân : Do chim bị thiếu chất trầm trọng, như canxi, đạm, vitamin. Và do ít tắm và phơi nắng cho chim.
Cách trị : Thay đổi cám cho chào mào, chọn những loại cám chất lượng chứa nhiều chất canxi ( có trong tôm ), đạm ( trong trứng gà ). Xem thêm bài : cách canxi cho chim. Hoặc có thể tự làm cám cho chim chào mào. Bổ sung các loại trái cây có nhiều vitamin A, C. Đặc biệt thường xuyên tắm nước và tắm nắng cho chim. Tắm nắng giúp chim tổng hợp vitamin D giúp cho bộ lông luôn đẹp và cứng chắc.
Phòng bệnh : Vệ sinh lồng, tắm táp, bổ sung chất dinh dưỡng cho chim.
Trường hợp 3 : Do bay nhảy quá mạnh
Chào mào phá đuôi do bu lồng, chim bổi nhảy hoặc do chim quá căng lửa.
Đối với chim bu lồng thì cần thay đổi lồng cho chim, cho chim ở trong lồng vuông để tránh bu lồng và hư lông đuôi ( Chim bu lồng thường là chim má trắng, do cách nuôi từ nhỏ, hay kè chim sát lồng để đấu ). Nếu nhà có aviary ( loại lồng lớn để thả chim vào nuôi, hoặc cho sinh sản ) thì cho chim vào khoảng 2 tháng. Lồng rộng rãi chim sẽ ít bu hơn.
Đối với chim căng lửa chỉ có cách trị là hạ lửa : Hạ lửa cho chào mào bằng cách thường xuyên cho chim tắm, đổi cám ít chất nóng, và ăn các loại trái cây mát như cà chua, cam…
Đối với chim bổi thì chấp nhận để mùa sau chơi, cần tập cho chim dạn trước. Còn nếu muốn lông không hư thì treo chim ở nơi yên tĩnh để chim ít bay nhảy.
Trên đây là những trải nghiệm của bản thân mình, chia sẻ cho các bạn nếu gặp phải. Hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để cho bài viết hoàn thiện hơn. Thân!