Phương pháp bẫy sâu đầu đỏ, đầu xanh

Bẫy sâu đầu đỏ và xanh

Bẫy chim sâu là thú vui của anh em đam mê, nhưng để việc bẫy thành công thì ngoài chim mồi cần có kinh nghiệm treo lụp, cành thế… nharen.com xin chia sẻ phương pháp bẫy sâu đầu đỏ, đầu xanh hiệu quả.

Cách bẫy sâu đầu đỏ, đầu xanh

1. Đối với sâu đầu xanh

Đặc tính của sâu đầu xanh là đá thẳng xuống mặt lụp. Nên khi treo lụp cần chú ý treo ở cành cây đơn, có một ít nắng càng tốt. Sau một hồi đứng trên đầu kèo ( nơi máng lụp ) đấu hót đã đời, và tiếp xúc với ánh nắng chim bổi trở nên sung hơn, chúng đáp ngay cần đậu mặt lụp thôi. Vậy là thêm một chú nữa giã từ cuộc sống tự do để sống cảnh cá chậu chim lồng.

2. Đối với sâu đầu đỏ

Đặc tính của sâu đỏ rất thích chuyền ( tưng tưng ) trước khi cận chiến. Khi treo lụp, chúng ta phải chú ý đến những cành cây phụ gần cần đậu mặt lụp. Chính vì vậy, phải chọn nơi treo lụp có cành cây nhỏ gần cần đậu mặt lục với khoảng cách ngắn nhất và độ cao giữa cần đậu và nhánh cây ( giả định ) thấp nhất. Bạn phán đoán tình huống khi chim bổi về thì đậu nhành cây đó trước khi nhảy vào mặt lụp. Chắc chắn các bạn sẽ bắt chim bổi nhanh hơn.

Bài viết liên quan
Bẫy chim sâu không cần mồi
Bẫy chim sâu đầu đỏ

Chú ý : Đối với những chú bổi quá trận thì chúng ta áp dụng cách đánh “hạ thổ” nghĩa là đặt lụp trực tiếp xuống đất, gần đó nhớ bố trí những cành cây gần cần đậu mặt lụp để chim dễ đá hơn.
Trong suốt quá trình đánh, thường xuyên để mắt đến chú chim mồi, đề phòng trường hợp rắn, bồ cắt vào cắn chết chim mồi hoặc giả bị kẻ gian trộm mất.

Chúc các bạn thành công, thu hoạch được nhiều chim bổi. Thân!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button