Bẫy chào mào hiệu quả

Cách bẫy chào mào cực hay

Khi đi bẫy chim chào mào, có lẽ cảm giác sung sướng, hấp dẫn nhất là lúc chim nhảy vào lụp. Cảm giác này thường có với anh em ở quê, chứ thành phố có lẽ ít. Tuy nhiên cũng có nhiều người bẫy hoài chim không nhảy vào cầu tử. Có kah1 nhiều nguyên nhân : Mồi chưa biết dụ bổi, đặt bẫy không đúng cách, mồi quá sung cũng làm chim trời không dám vào….

các kiểu bẫy chào mào như :  Bẫy đấu bằng chim mồi, bẫy lưới, bẫy điện, bẫy keo. Trong đó bẫy đấu là chọn được chú chim hay nhất.

Cách bẫy chào mào hiệu quả cao

Để việc bẫy chim đạt hiệu quả thì cần các yếu tố : Chim mồi, chim rừng, lồng bẫy, cách treo lụp…

Bài viết liên quan
Chế độ tắm và phơi nắng cho chào mào
Cách bẫy chim chào mào

Chọn chim mồi để đi bẫy

Chim phải căng lửa, trước khi mang đi bẫy cần phải cách ly hoàn toàn với các chú chim khác, không cho nghe con khác hót. Đã đề cập ở bài : Kích lửa chào mào.

Chim mồi sung thì thường bẫy được chú chim hay, chim hay mới dám bay vào lụp, nhưng mà bẫy không được nhiều. Muốn bẫy được nhiều thì chọn con mồi bình thường, khi đó những con khác mới dám nhảy vào đấu.

Nếu có điều kiện thì mang thêm 1 em chào mào mái đi nữa, thấy chim ngoài không chịu nhảy vào lụp thì mang chim mái treo lên gần chim mồi, chim rừng sẽ nhảy vào lụp.

Chọn lồng bẫy chim chào mào

Lồng bẫy thì có nhiều loại lồng : Bẫy 2 cửa sập ( loại này thông dụng ), lồng bẫy huế loại 1 cửa sập ( 1 mặt ) hay là lồng bẫy Đà Nẵng loại vuông 2 cửa.

Chọn lồng nào cũng được nhưng cần phải chọn lồng cao, để chào mào đứng dễ dàng và không đụng đầu vào nóc lồng, hoặc phải cúi xuống.

Đặt lồng bẫy chim đúng cách

  • Dùng lá cây bọc xung quanh lồng lại, hoặc dán keo trong xung quanh lồng nhằm làm cho chim ngoài không bu để cắn chim mồi được.
  • Có thể cho thêm vài loại trái cây màu đỏ để thu hút chào mào tới.
  • Cần chọn đúng nơi chào mào thường xuyên đậu và hót. Đây chính là địa bàn của em nó, nếu có chim khác vào nó sẽ đấu tranh để giành địa bàn.
  • Treo chim ở nơi ít người qua lại và chú ý xem có kiến hay cành cây khô làm chim rớt hoặc kiến ăn.
  • Treo lồng cần treo chỗ nào thoáng và ít cành cây, treo sao cho chim nhảy lên cành cây đó rồi nhảy xuống lụp. Không nên treo chim ở nơi có quá nhiều cành cây, làm cho chim ngoài cứ nhảy hết cành này đến cành kia chứ không nhảy vào lụp. Chú ý phía dưới lồng bẫy và bên cạnh lồng bẫy không có cành cây. Có thì chim ngoài sẽ cắn chim mồi từ phía dưới.
  • Lúc bẫy chào mào cần chú ý lồng tránh bị chim tặc hoặc chim ăn thịt nó xơi mất em chào mào mồi.

Nếu mồi lười hót có thể mở tiếng chào mào hót để chim trời bay tới và kích cho mồi siêng hót hơn.

Đó là những kinh nghiệm cành thế và bẫy chào mào của mình, bây giờ cũng ít đi bẫy vì chim ngày càng hiếm. Và nếu có thì chim cũng không dám nhảy vào, tại chim đã bị bẫy quá nhiều nên sợ. Chúc vui vẻ với thú bẫy chim chào mào. Hi vọng được nhận thêm kinh nghiệm về bẫy chim chào mào của mọi người.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button