Tất cả về bộ lông của Họa Mi

Bộ lông Hạo Mi

Chào các bạn đam mê chim Họa Mi. Thời điểm hiện tại là mùa Họa Mi thay lông, có rất nhiều người gửi câu hỏi về việc : Họa mi thay lông nhanh, bó lông, sâu lông…cách chăm sóc và thức ăn cho họa mi trong mùa thay lông. Sau đây mình sẽ nói tất cả về bộ lông của Họa Mi.

Tất cả về bộ lông của Họa Mi
Chăm sóc Họa Mi thay lông

CHIM THAY LÔNG, SÂU LÔNG, CẮN LÔNG, CHĂM SÓC VÀ THỨC ĂN CHO CHIM THAY LÔNG.

Chim và các loài động vật thay lông là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Mùa thay lông của chim họa mi nói riêng thường diễn ra từ cuối mùa hè đến hết mùa thu mỗi năm. Giai đọan này chim thay chủ yếu hệ lông ống (lông cánh, lông đuôi và một ít lông bụng lông tơ). Sang mùa đông chim đẫy lông (khô lông) và hoàn thành một bộ lông mới ấm áp để chịu đựng giá lạnh.

Sau tết âm lịch là mùa xuân, cây cối đâm chồi này lộc, côn trùng, sâu nhộng phát triển nhiều, cung cấp thức ăn phong phú cho chim nên đó là mùa chim ghép đôi, sinh sản, nuôi con. Hết mùa sinh sản sang hè, thời tiết nắng nóng, họa mi có một đợt thay lông phụ, lúc này chủ yếu thay lông lót, lông bụng ngực để cơ thể dễ dàng tỏa nhiệt cho đến hét hết mùa hè. Đó là một chu kỳ chuyển hóa sinh học của chim họa mi để thích nghi với điều kiện thời tiết của môi trường tự nhiên.

Trong tự nhiên chim có thể tự tìm kiếm thức ăn rất phong phú để điều chỉnh nhu cầu thay đổi của cơ thể. Khi chim chịu hoàn cảnh nuôi nhốt của chúng ta, với thức ăn đơn điệu, dẫn đến thiếu một số nguyên tố vi lượng, trong đó có nguyên tố kẽm (Zn) là nguyên tố rất cần cho việc tạo ra chất kitin để làm nên lông, sừng, móng, mỏ của động vật.

Khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Tỷ lệ kẽm trong cơ thể sống chiếm khoảng 4 đến 5/100 000, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da, lông và móng.

Thiếu Zn chim dễ bị xơ lông, quăn lông, không thay lông đúng vụ và có thể bó lông. Chim không thay được lông sinh ra ngứa chân lông, dẫn đến cắn rứt lông đuôi lông cánh và anh em thường gọi là “phá vĩ”. Hiện tượng này khác hẳn với hiện tượng bị rận mạt cắn nên chim ngưa gãi cắn rứt lung tung.

Không ít anh chị em khi vào mùa chim thay lông đã hạ chất lượng cám để mong chim thay lông nhanh. Thực ra đó là một việc làm sai lầm nghiêm trọng. Mùa thay lông chim có nhu cầu rất cao về chất dinh dưỡng để làm lông mới, nếu ta hạ cám thì chim sao có thể đủ chất để làm lông mới? Chính vì thế mà con chim bị suy và lâu khô lông, lâu hồi phục để căng trở lại. Một số bạn hỏi có nên ủ chim để thay lông nhanh không? Xin trả lời là “tôi chịu!”, không làm việc đó bao giờ cả. Mùa này còn nắng nóng, ủ chim lâu có con yếu sẽ đờ đẫn vì nóng nực và hơi phân chim không được dọn sạch làm con chim ngột thở, rất dễ mặc bệnh.

Muốn chim thay lông nhanh, có lông mới đẹp thì cho ăn cám tốt, đủ chất, làm khoáng hoặc mua khoáng cho chim ăn. ( Bạn nào muốn làm khoáng hãy đọc bài trên trang này ). Lượng mồi tươi nên cung cấp vừa đủ (với cám tốt chỉ cần ngày 2 đến 4 con dế là vừa, ăn nhiều chim sẽ bị thừa đạm không tiêu hóa hết sinh ỉa chảy). Việc tắm nước, tắm nắng, vệ sinh chuồng trại ngày nào cũng phải làm thường xuyên. Nếu làm đúng như vậy, có muốn chim xấu cũng không được đâu ạ.

Chúc các bạn có một mùa chim thay lông thành công.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button