Bẫy Huýt Cô hiệu quả cao

Cách bẫy chim Huýt Cô

Cũng giống như các loại chim khác, tùy đặc tính của từng loài, tập tính sống, sinh sản của mỗi loài chim, mà chúng có thể sống từng cặp đơn lẻ hay bầy đàn ( có con đầu đàn ). Đối với huýt cô, chúng thường sống thành bầy đàn ( nếu đánh được chim đầu đàn – thường là con đánh đầu tiên nuôi lên mồi rất hay, nhưng phải kiên nhẫn lắm mới nuôi được ). Cá biệt có một số cặp sống đơn lẻ ( vừa tách ra khỏi bầy, hoặc chiến đấu không lại con đầu đàn nên tách bầy tìm đất khác sống ).

Cách bẫy Huýt Cô thành công cao

Bẫy Huýt Cô hiệu quả cao
Bẫy được Huýt Cô đẹp

Khi đánh huýt cô, thường chúng ta phải tìm những cây độc lập, để khi chim mồi hót. Chỉ có những con thực sự căng lửa về đấu thôi ( chim mồi đỡ mệt ), kèo máng lụp thường có độ cao khoảng 3 – 4m và là kèo đơn xung quanh trống trải để chim bổi chỉ tập trung vào đá chim mồi.

Đặc tính của Huýt cô là đá bạt mặt lụp, ở độ cao 2 – 3 mét lao xuống với tốc độ cao đến gần mặt lụp sẽ bạt ra ngoài. Nếu gặp bầy chim dữ, có thể 1 lúc 5 – 6 chim bổi cùng “thả bom” chim mồi, chim mồi không dữ chim, lớn gan thì coi chừng bể kèo ngay. Và những chim mồi như vậy chúng ta không nên nuôi ( trừ trường hợp chim còn tơ – 1 mùa hoặc mới xong lông ).

Có không ít trường hợp 1 con bổi đấu với chim mồi hơn 1 giờ mà không bắt được, chúng ta ngay lập tức đổi sang chiến thuật khác. Đánh “hạ thổ” bằng cách chọn khu đất trống dưới cây đang đánh, đặt chim mồi trên nền đất. Chim bổi sẽ lao xuống và không kịp bạt ngang vì khoảng cách quá thấp, thế là chú em nó tiêu luôn.

Bài viết liên quan

Khi máng chim mồi chú ý những cành cây khô đã mục, nếu máng chim lên, rất dễ gãy, em mồi xỉu luôn đó.

Chúc thành công và bắt được nhiều tù binh hay. Chim bẫy về thì cần tập cho Huýt Cô ăn cám và thuần hóa nó thôi.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button