Cách phòng và trừ bệnh thối nhũn trên cây phi điệp

Bệnh thối nhũn ở phong lan

Khi chơi lan thì không thể tránh khỏi bệnh ở hoa lan, có 1 số bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều đến cây. Nhưng 1 số bệnh lại làm chết cả thân cây. Đó chính là bệnh thối nhũn, bệnh này tốc độ lây lan xuống cây cực nhanh, nếu không xử lý kịp thời thì nó sẽ thúi từ ngọn xuống tận gốc. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng và trừ bệnh thối nhũn trên cây phong lan, đặc biệt là phi điệp.

Cách phòng và trừ bệnh thối nhũn trên cây phi điệp

#1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn

Lúc đầu khi nhìn vào thân lá chỉ thấy những chấm nhỏ li ti như đầu kim. Nếu cây không bị nhiễm bệnh thì vết thường sẽ liền và tạo thành chấm khô màu đen.

Nếu cây bị nhiễm bệnh thì từ vết chấm nhỏ đó sẽ bị lở loét, to dần và lan rộng khắp bề mặt thân lá. Sau đó thối cả lá, thân và cả gốc cây. Ngoài ra khi gặp mưa hay tưới nước vào đúng thời điểm mới bị côn trùng chích thì vết thương diễn ra nhanh hơn.

Các bọng nước, dịch khuẩn trên lá, thân có mùi thối, mùi rất khó chịu, nồng nặc.

Cách phòng và trừ bệnh thối nhũn trên cây phi điệp
Bệnh thối nhũn trên phi điệp

#2. Nguyên nhân gây bệnh thối trên phong lan

Thông thường do 1 trong những loại côn trùng chích : Muỗi, ruồi vàng, nhện đỏ, rầy nâu, rệp… Chúng chích vào mặt dưới hoặc trên của lá non hay thân non. Loại côn trùng này sẽ tiết ra 1 loại enzim khi chích làm cho vết thương không lành và tiết dịch không ngừng. Có vết thì có thể nhìn bằng mắt thường chất dịch chảy ra như giọt sương, cũng có vết chích không thể nhìn được. Trong chất dịch này chứa nhiều dinh dưỡng chính là nguồn phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Nấm hay vi khuẩn sau khi tiếp xúc với dịch cây thì phát triển cực nhanh và lây lan khủng khiếp. Những loại này luôn có sẵn trong nguồn nước, không khí hoặc trên những loại côn trùng chích hút đã bị bệnh.

Vườn không được thông thoáng, bị ướt thường xuyên hoặc vào mùa mưa nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh thối nhũn.

#3. Cách trị bệnh thối nhũn cho phong lan

Khi bạn phát hiện những dấu hiệu trên thì cần phải ngừng tưới nước, hoặc mang giò lan vào nơi nào không có mưa để tránh việc nhiễm nước, vi khuẩn hay nấm.

Tiếp đến là cần phải cắt bỏ lá, ngọn, thân bị nhiễm bệnh. Nên cắt xa đoạn bị thối 1 đoạn, đừng nên tiếc cắt ít mà nó lây cả cây. Dùng cồn 90 độ nhỏ vào, bôi vôi hoặc Rooting-powder để diệt trừ vi khuẩn và nấm bệnh. Cuối cùng là bôi keo liền sẹo vào để bào vệ vết cắt và tránh lây nhiễm để giúp việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Sử dụng thuốc đặc trị thối nhũn như : Ridomil gold 68wg ( khuyên dùng ), Tilt Super 300EC, Aliette 800wg, Anvil 5SC… và phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun liên tục 3 lần và mỗi lần cách nhau từ 3 đến 5 ngày, phun váo thân, lá và giá thể trồng lan.

Lưu ý khi trị bệnh thối nhũn cho cây

  • Ngừng việc tưới nước và phân cho cây đến khi hết bệnh.
  • Không nên trộn lẫn các loại thuốc lại với nhau để phun. Nếu muốn thay đổi loại thuốc thì phải đợi 10 ngày.
  • Không sử dụng các loại thuốc vào vệ thức vật có tính kháng sinh mạnh, chúng chỉ có tác dụng ức chế chứ không diệt tận gốc. Mùa sau nấm sẽ kháng thuốc và càng nguy hại hơn.

Sau khi đã trị thành công bệnh thối nhũn trên phong lan thì cần phục hồi cây bằng 1 số phân hữu cơ như : nước dừa, dịch nha đam hay dịch chuối kết hợp với nấm trichoderma và vi khuẩn pseudomonas để giúp cây phục hồi nhanh hơn.

#4. Phòng bệnh thối nhũn thế nào?

Sử dụng phân bón để giúp cây khỏe mạnh và chống chọi với sâu bệnh. Hạn chế bón phân chứa nhiều đạm bởi đạm nhiều sẽ khiến cây giảm tính kháng bệnh và dễ bị nhiễm các loại bệnh thông thường. Thay vào đó là bón phân giàu kali để cây tiêu thụ lượng đạm trong nước mưa.

Kiểm tra vườn thường xuyên và cắt bỏ toàn bộ vết bệnh tránh lây lan, cách ly ngay cây bị bệnh ra khỏi giàn và ngừng tưới nước

Định kỳ nên phòng trừ và diệt các loại côn trùng hại lan để loại trừ vi khuẩn, nấm, rệp sáp… đặc biệt là giai đoạn mầm gốc phi điệp đang phát triển mạnh bằng 1 trong các loại thuốc :

  • Chế phẩm sinh học : chế phẩm Neem Ben02 Hùng Nguyễn, bẫy ruồi vàng vizubon-D, tinh dầu thảo môc, bả chua ngọt…Sử dụng loại này an toàn cho môi trường và con người
  • Sử dụng thuốc hóa học : Thuốc Regent 800WG, Actara 25WG, Thuốc trừ sâu rệp sáp Movento 150OD

Phun phòng bệnh vào thời điểm mưa nhiều định kỳ 1 – 2 tuần phun một lần, còn mưa ít thì 2 – 4 tuần phun một lần.

Khi chúng ta đã diệt hết được các loại côn trùng thì sẽ giảm được trung gian gây bệnh cho lan. Chúc thành công và nhớ chia sẻ bài viết để mọi người biết cách trị nhé.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button