Cách thuần chào mào bổi dạn người sau 1 tháng

Thuần chào mào cực nhanh

Chim bổi mang về sau khi đã tập cho chào mào ăn cám, thì bắt đầu quá trình chăm sóc để được nghe giọng hót cũng như cách chơi của chúng. Để được điều đó, cần phải thuần chào mào bổi dạn người.

Thuần chim bổi có nhiều cách khác nhau và 3 cách dưới đây anh em áp dụng thành công rất nhiều. Bạn có thể chọn cách thuần phù hợp.

Những cách thuần chào mào bổi dạn người hiệu quả

#1. Thuần chào mào bằng cách luôn gần chú chim

Cách thuần này giúp chim nhanh quen người nuôi, chỉ dành cho người rãnh rỗi và kiện trì.

Công việc hàng ngày là mở áo lồng cho chim vào khoảng 8h sáng, rồi cho 1 chút cám vào cóng thức ăn. Cho lượng cám vừa đủ cho chim ăn khoảng 45 phút là hết.

Đến 11h30 trưa thì chim đã bắt đầu đói, lại bỏ vào 1 lượng cám cho chim ăn hết sau 45 phút.

Đến chiều khoảng 15h30 lại cho cám vào, nhưng lần này cho chim ăn nhiều hơn ăn. Bỏ cám cho chim ăn khoảng 2 tiếng, đến 17h30 cho chim đi ngủ là tốt.

Các bạn cần thay đổi các món ăn cho chim ngày thì trái cây : Chuối, táo, cam, bình bát dây… Ngày thì cho ăn cào cào non. Đối với cào cào thì khoảng 30 phút tới cho em nó 1 con.

Với cách làm này thì chỉ sau 1 tháng nó thấy mặt bạn là đòi ăn rồi. Cách này nhằm giúp chim quen với bạn, làm cho chim luôn có cảm giác đói, khi thấy bạn tới là nó biết sẽ cho ăn nên nó sẽ ít nhảy hơn.

Làm trong vòng 3 tháng thì chim gần như thuần ngang với chim 2 mùa rồi đó. Nhưng chú ý cách này thì chim chỉ quen với bạn thôi nhé, chứ gặp người lạ nó vẫn nhảy như thường. Vi vậy cần treo chim ơ nơi có nhiều người qua lại.

#2. Thuần chào mào bằng lồng ép bổi

Sử dụng lồng ép bổi giúp cho việc thuần chim nhanh hơn. Chim hạn chế bị tróc đầu do đâm đầu vào nan ( lồng này nan khít không đâm được ).

Cách thuần chào mào bổi dạn người sau 1 tháng
Lồng ép giúp thuần chào mào bổi rất nhanh

Các bạn cần phải chuẩn bị : Lồng ép chim bổi, loại 15 nan lùn. Phía trên nóc lồng và vanh phía trên cần phải làm nan sát nhau. Mục đích chim sẽ không đâm đầu vào vanh lông và nóc lồng, đồng thời chim sẽ không phát sinh tật lộn mèo, bu nóc, ngoái cổ. Ngoài ra loại lồng nhỏ như vậy sẽ hạn chế chim bay nhảy và nhanh dạn.

Các bạn cho chim vào và phải treo ở nơi nào càng đông người qua lại càng tốt, treo ngang với đầu người. Chim sẽ bay nhảy nhiều nhưng không đâm đầu vào nan lồng được. Cứ để như vậy và chăm sóc bình thường thì chim sẽ rất nhanh dạn và không bị tật lỗi. Nếu kết hợp với cách 1 nữa thì chim thuần người hơn cả mong đợi.

#3. Nhổ vài sợi lông của chim

Cách này hơi bạo lực nhưng chim dũng nhanh dạn hơn. Và thường áp dụng cho chim mới bẫy về.

Bước 1 : Chim sau khi mua hoặc bẫy về thì nhổ mỗi bên cánh khoảng 4 sợi lông. Hoặc có thể cắt cánh mỗi bên 4 sợi bằng kéo, cắt vậy thì phải xác định nuôi hết 1 năm chim mới thay lông mới, nên nhìn hơi xấu. Mục đích để chim hạn chế bay nhảy vì lông cánh bị nhổ hoặc cắt làm chim bay mất thăng bằng và khó bay hơn.

Bước 2 : Cho chim vào lồng tre hoặc gỗ nhỏ ( không nên cho vào lồng sắt nhé ) rồi trùm kín áo lồng lại. Treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần.

Bước 3 :  Sau khi bẫy được 3 tiếng thì bạn cho vào lồng 1 trái chuối cho chim ăn, vì lúc này chim cũng đã đói. Chim mua ở tiệm thì bỏ qua bước này.

Bước 4 : Sau 1 ngày nghỉ ngơi và làm quen với cuộc sống giam cầm thì em nó cũng bớt hoảng loạn 1 phần. Lúc này các bạn cần nhốt 1 con chim mái vào chung với em nó. Rồi cho cám vào nhằm giúp chim học theo chim mái ăn cám. Sau 3 ngày thì chim đã biết ăn cám và mình lấy chim mái ra.

Nếu không có chim mái thì treo 1 em chim thuần bên cạnh để chim học ăn cám. Rồi treo chim nơi có người qua lại nhiều, và treo chim ngang với đầu người.

Sau  khoảng 3 tuần là thấy kết quả ngoài mong đợi, và thời gian đó mấy cái lông cánh lúc nhổ cũng đã mọc lên rồi.

Đó là những kinh nghiệm của mình, hi vọng các bạn sẽ làm thành công. Nhưng phải nhớ 1 câu : ” Dục tốc bất đạt”. Cái gì ép quá cũng không tốt, cứ để tự nhiên lại hay. Quan trọng hơn cả là niềm đam mê, các bạn cứ gần gũi chim, chơi với chim nhiều thì sẽ nhanh dạn thôi. Rất mong được nhận thêm sự chia sẻ của các bạn. Thân!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button