Cách trị yếu chân cho chim thành công 100%
Chim bị yếu chân
Các loại chim cảnh : Chào mào, Họa Mi, Vành Khuyên, Chích Chòe… Chân bị yếu làm chim bay nhảy khó khăn, đậu khập khiễng. Dẫn đến ủ rủ, xù lông, bỏ ăn và có thể bị chết. nharen.com xin chia sẻ nguyên nhân và cách trị yếu chân cho chim thành công 100%.
Nguyên nhân chim yếu chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chim bị yếu chân, một số nguyên nhân thường gặp như :
- Do thiếu chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.
- Chim có tuổi lồng từ 6 – 7 mùa thường chân yếu nên khó di chuyển.
- Những chú chim già mùa không được cắt móng, lột vảy định kỳ nên móng mọc dài, bốt chân quá dày làm chim bay nhảy khó khăn.
- Chim bị yếu chân cũng có trường hợp do trúng gió làm chân co rút.
- Chim hoảng sợ nên bay nhảy chạm vào nan lồng, hoặc cầu làm bong gân, chân bị sưng tấy.
- Lồng nhốt, cầu mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm chim bị đau chân.
Cách trị yếu chân cho chim
Bao gồm 2 cách tùy theo nguyên nhân mà chọn cách trị hợp lý cho chim, có người trị cái hết nhưng có người trị hoài không hết. Nên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để trị nhé.
Cách 1 : Sử dụng cầu thầu đâu ( sầu đông, cây xoan )
Sự dụng 3 cây cầu thầu đâu để thay cho 3 cái cầu chim đang đậu. Chọn cành nào ít mắt và có đường kính khoảng 1 cm làm cầu cho chim đậu. Tùy vào lồng đang nuôi là lồng gì mà có cách bố trí cầu cho phù hợp.
Lưu ý quan trọng : Không sử dùng cầu gồ ghề, nhiều mắt, chỗ to chỗ nhỏ kẻo trị bệnh yếu chân cho chim xong lại thêm bệnh móng chim bị cong vẹo.
Bố trí xong thì nhốt chú chim bị yếu chân vào, để áo lồng hình chữ V. Treo chim ở những nơi yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi và hạn chế bay nhảy.
Nếu có lồng lực thì chúng ta có thể cho chim vào lồng lực 1 thời gian để chim nghỉ ngơi. Trong lồng lực cũng bố trí 2 cầu sầu đâu và để nơi yên tĩnh.
Cây thầu đâu giúp trị bệnh cho chim như yếu chân và đặc biệt trị rận mạt cho chim rất tốt. Nếu thấy hiện tượng chim hay rỉa lông, chim còi cọc, lông rụng từng vùng không mọc lại nhìn như nấm da. Thì phải kiếm cây sầu đông về làm cầu để trị cho chim.
Trong quá trình điều thị cần phải bổ sung dinh dưỡng cho chim bao gồm vitammin D, vitamin này có từ ánh nắng mặt trời nên hàng ngày nên mang chim treo ở nơi yên tĩnh từ 30 phút – 1 giờ để chim phơi nắng, tốt nhất là nắng ban mai. Chất đặc biệt quan trọng là canxi đây chính là chất giúp phát triển bộ xương cho chim. Chúng ta có thể lấy canxi từ tự nhiên bằng mai mực, vỏ trứng gà xay nhuyễn trộn chung vào cám cho chim ăn. Trong thời gian này cũng cần bổ sung mồi tươi cho chim : Cào càotri5 non, trứng kiến.
Với cách 1 này thì dùng để trị cho những chú chim có hiện tượng bay nhảy khó khăn lâu ngày nhưng vẫn ăn uống và chơi bình thường. Những chú chim bay nhảy khó khăn do bốt chân quá dày hay móng dài quá thì chúng ta phải cắt và lột đi nhé. Với cách trị này tùy nặng hay nhẹ mà có con 1 tuần là khỏi nhưng cũng có con 1 tháng mới khỏi.
Cách 2 : Cho chim ở trên đất, cát để trị yếu chân
Chào mào và các loại chim cảnh khác trong tự nhiên cũng phải xuống dưới đất để kiếm ăn, đi trên đất và tắm nắng. Vì thế chim yêu chân cũng có thể do nguyên nhân thiếu hơi đất.
Cho đất ẩm hoặc cát vào dưới đáy lồng, nên bỏ vào lồng lực kẻo hỏng bố lồng. Đất, cát vừa ẩm không khô hay ướt quá. Tháo hết cầu ra để chim phải đậu dưới đất và cho cóng nước, thức ăn xuống dưới cho chim ăn.
Hàng ngày nên thay phân và cách vài giờ lại phun nước vào cho đất có độ ẩm. Ban đầu chim hơi sợ và bám vào vanh lồng, dần chim quen sẽ đậu xuống đất thôi. Trong thời gian này nên bổ sung châu chấu, trái cây, trứng kiến cho chim.
Cách 3 : Dùng dầu gió
Thoa dầu, cách này chỉ áp dụng đối với những chú chim mới bị. Và có dấu hiệu ủ rủ, xù lông, bay nhảy không nổi. Thường dấu hiệu này do chim bị trúng gió, chân co rút làm không bay nhảy được.
Chúng ta bắt chú chim ra nặn vào cái cục dầu phía trên phao câu 1 cái, kiểu như chúng ta bị trúng gió cần phải bắt gió đó.
Dùng dầu xanh, dầu phật linh hay dầu gì cũng được và thoa từ phía trên ức xuống phía dưới bụng. Nếu chim bị quá nặng thì chúng ta phải di chuyển cầu sát dưới đáy lồng và đưa nước, cám xuống dưới cho chim ăn. Nếu chim không ăn được thì chúng ta phải đút cho nó ăn kẻo chết. Ngày nên bôi dâu khoảng 2 lần. Qua 2 ngày là chim bắt đầu khỏe rồi đó.
Phòng bệnh yếu chân cho chim thế nào?
Với các nguyên nhân ở trên có thể các bạn cũng đã hiểu cách phòng rồi đó.
- Thường xuyên vệ sinh lồng, cóng, nhất là cầu đậu của chim.
- Phơi nắng để giúp chim hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chim như trái cây, mồi tươi. Nên định kỳ bổ sung khoáng chất, canxi cho chim để bổ sung các chất còn thiếu trong quá trình nuôi nhốt. Tham khảo : Canxi từ vỏ trứng gà
- Tối nên trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi, treo nơi yên tĩnh và tránh hướng gió lùa.
Hi vọng bài viết nguyên nhân và cách trị yêu chân cho chim sẽ giúp ích cho bạn và cách này thì chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các loại chim. Nếu thấy hữu ích thì để lại bình luận dưới bài viết và chia sẻ cùng với mọi người nhé.