Trị bệnh cho chào mào bằng cây xoan

Cây thầu đâu trị bệnh cho chim

Trị bệnh cho chim chào mào có rất nhiều phương thuốc từ các loại cây ngoài thiên nhiên, như dùng nước lá bàng đun sôi để trị rận mạt cho chim hay dùng lá chè nấu nước cho chim uống để trị tiêu chảy. Nay giới thiệu cách trị bệnh cho chào mào bằng cây xoan.

Cây xoan có rất nhiều tên gọi như sầu đâu, thầu đầu hay sầu đông là họ thân gỗ dùng để làm bàn ghế hay làm giấy. Người ta thường trồng trên đồi để chắn gió và thu hoạch gỗ. Cây thầu đâu còn có tác dụng như : Dùng lá để tắm cho gia súc, trị bệnh nấm cho cá betta ( nấm vàng ), vỏ rễ, hột, lá dùng để tẩy giun. Cho lá vào chum vại để trừ sâu, chữa các bệnh ngoài da, trị mụn trứng cá.

Trị bệnh cho chào mào bằng cây xoan
Cây xoan giúp trị nhiều bệnh

Công dụng cây thầu đâu cho chào mào

  • Lá cây xoan giúp trị rận mạt cho chào mào.
  • Nhựa cây thầu đâu có tính sát khuẩn giúp phòng tránh bệnh cho chim.
  • Giúp trị chân chim bị sưng tấy, bong gân, chim co chân do bị gió. Sâu đâu còn giúp cho chân chim khỏe hơn đối với những chú chim sống lâu năm trong lồng.
  • Trái sầu đâu cũng là trái cây yêu thích ngoài thiên nhiên của chào mào và các loại chim khác.

Cách trị bệnh cho chào mào bằng cây sầu đông

Dùng cành cây sầu đâu thay thế cầu đang xài cho chim, dùng cành có đường kính khoảng 1cm, tùy vào nhánh, lồng nuôi mà bố trí cho hợp lý. Nhưng chú ý đừng chọn loại cầu gồ ghề, nhiều mắt hoặc to quá sẽ làm cho móng chân chim bị cong sau thời gian dài bay nhảy.

Với cách sử dụng cầu gỗ xoan sẽ giúp trị rận mạt cho chim, cho chân chim khỏe hơn. Đối với chim bị bong gân, sưng tấy thì cho chim vào sau đó treo nơi yên tĩnh, bổ sung mồi tươi khoảng 1 tuần là chân sẽ khỏi. Cầu thầu đâu còn dùng để nuôi chim đang thay lông, giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa côn trùng trong mùa thay lông giúp chim khỏe và bô lông cứng.

Khi thấy chim thường xuyên rỉa lông, chim bị nấm da, bị sâu lộng, chim tự cắn vào mình do ngứa là dấu hiệu rận mạt đang ở trong lồng và sống ký sinh trên chim. Thì dùng lá sầu đông nấu nước cho chim tắm đồng thời bỏ lá thầu đâu dưới đáy lồng nhằm diệt các loại ký sinh trùng này, mình đã đề cập ở bài : phòng bệnh rận mạt cho chào mào . Chúc thành công.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button