Phòng bệnh cúm cho chào mào

Bệnh cúm ơ chào mào

Dịch cúm gia cầm đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Cúm gia cầm lây rất nhanh trong điều kiện độ ẩm cao và thời tiết lạnh. Virus cúm A H5N1 này thường sống trên các loại gia cầm vịt, gà, chim cu, các loại chim di trú. Loại virus này biến thể rất nhanh, và hiện nay chưa có cách nào phòng trừ triệt để. Và chim chào mào cũng thế, hiểu được nguyên nhân và cách lây bệnh sẽ giúp được phần nào bảo vệ chú chim của mình tránh được dịch cúm.

Phòng bệnh cúm cho chào mào
Chào mào bị chết do cúm

Nguyên nhân : Do virus cúm A H5N1 gây ra và sống ký sinh trên gia cầm cũng như các loại động vật có vú khác.

Lây nhiễm : Truyền từ con này qua con khác, và truyền qua không khí, thức ăn, phân nên tốc độ lan truyền rất nhanh.

Triệu chứng : Chim đứng 1 chỗ, bỏ ăn, xù lông, chảy nước mắt, mặt mày tím tái.

Hậu quả : Làm gia cầm, chim chết hàng loạt, và người ăn gia cầm nhiễm virus cũng mắc bệnh nếu không nấu chín 100%.

Phòng bệnh cúm cho chào mào

Về cách phòng bệnh thì báo đài có nói nhiều, nếu vùng bạn đang sinh sống đang có dịch cúm trên gia cầm thì cần phải phòng tránh theo các cách sau đây :

  • Tăng cường thức ăn cho chim, bổ sung thêm các loại vitamin có bán ở các tiệm chim cảnh, nhằm giúp cho chim đầy đủ dinh dưỡng để chống lại dịch bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, sát trùng lồng nuôi chim để diệt vi khuẩn, bọ ký sinh.
  • Tuyệt đối không mang chim đi dợt hoặc các tụ điểm chơi chim. Hạn chế mang chim ra khỏi nhà.
  • Virus phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, nên những ngày thời tiết lạnh không đưa chim ra ngoài nếu đang có dịch cúm.
  • Trong thời gian này không nên mua bán chim, hoặc mang chim về nhà. Vì nếu con mang về có bị bệnh thì sẽ lây qua cho các con khác, thậm chí còn lây cho bản thân mình.
  • Nếu nghi ngờ chim bị cúm thì cần phải cách ly và diệt để tránh gây bệnh cho các con khác.
  • Thường xuyên phơi nắng cho chim, vừa giúp chim hấp thụ vitamin D mà còn tiêu diệt được các loại vi khuẩn trên người.

Một số cách phòng bệnh này có lẽ anh em cũng đã được biết, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và bệnh này thì thường gặp ở các loại gia cầm, chim chào mào cũng ít gặp hơn. Nhưng nếu nhà bạn có con gà bị cúm thì sao, chắc chắn không những chim chào mào bị, mà chính bạn cũng bị. Hi vọng bài viết sẽ giúp được anh em phần nào trong cách phòng bệnh cúm cho chào mào nói riêng và gia cầm nói chung.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button