Cách trị chim bám nóc lồng

Chim bám nóc lồng

Có những chú chim chào mào nuôi một thời gian thì phát sinh tật bám nóc lồng. Có con thì ở nhà mới bám nóc lồng, có con thì ra cội chơi được 1 lát thì bám nóc lồng. Chim bám nóc lồng nhìn rất khó chịu, mất thẩm mỹ và giá trị của chú chim. Nếu bạn đang có chim bị tật bám nóc thì cùng tham khảo cách trị bám nóc lồng này nhé.

Chào mào bám nóc lồng

Cách trị chim bám nóc lồng

Nguyên nhân chim bám nóc lồng

  1. Do chim bị hoảng loạn, chúng ta treo chim ở vị trí có người qua lại nhiều. Khi có người chim sợ sẽ bay hoảng loạn, bám nóc lồng. Một thời gian dài sẽ sinh ra tật bám nóc lồng.
  2. Do chúng ta thường xuyên để chim ở dưới đất như là để trong lồng tập lực, để lồng nuôi dưới đất phơi nắng. Khi chim nghe con khác hót sẽ bay nhảy, bám nóc, ngước cổ, tìm đủ kiểu để đấu lại nên phát sinh ra hiện tượng bám nóc.
  3. Treo lồng chim gần nhau, treo con cao con thấp. Con ở dưới thấp sẽ cố gắng bám nóc để đấu với con treo ở phía trên.
  4. Do chim quá căng lửa, bình thường treo vậy không sao. Nhưng hễ nghe chú chim nào hót là sẽ nhảy, bám nóc đủ các kiểu.
  5. Do nhốt chim trong lồng vuông. Đa số những chú chim có tật bám nóc lồng đều ở trong lồng vuông. Tuy nhiên trong lồng tròn vẫn có nhưng ít hơn. Vì lồng vuông mặt nóc lồng phẳng nên chim hay bám nóc hơn so với lồng tròn.

Cách trị chim bám nóc lồng

Khi phát hiện thấy chim có hiện tượng bám nóc thì phải tiến hành trị ngay kẻo để lâu quá không trị được. Và cũng tùy theo bị nặng hay nhẹ mà thời gian hết sớm hay muộn. Hãy tham khảo các cách sau.

Bài viết liên quan
  1. Nếu chim mới bị nhẹ thì mỗi lần mở áo lồng, không lấy áo lồng ra mà cuốn lại để trên nóc. Chim nhìn thấy áo lồng sẽ không bám nóc lồng nữa.
  2. Vẫn để chim trong lồng cũ. Nhưng chúng ta bố trí thêm miếng giấy carton cứng, hoặc miếng phim X-Quang. Sau đó dán kín phía trong nóc lồng chim, chim sẽ không bám nóc được nữa. Và cứ khoảng 1 tháng chúng ta lại lấy miếng che nóc lồng ra cắt nhỏ đi 1 tí rồi gắn vào lại. Cắt vậy khoảng 5 lần hết miếng đó là chim sẽ hết bám nóc. Cách này dùng cho cả lồng vuông và lồng tròn. Nếu lồng luông thì chỉ để 1 cầu chính ở dưới thôi bảo đảm nhanh hết. Tuy nhiên cách này nhìn hơi mất thẩm mỹ và cũng cần thời gian dài.
  3. Nếu không dùng giấy bìa cứng dán bên trong nóc lồng như trên thì có thể treo vài cái nút áo trên nóc lồng bằng sợi chỉ. Gió thổi nút áo đung đưa, chim sẽ bớt bám nóc lồng. Có nhiều con khi thấy nút áo không dám nhảy lên cầu phụ 1 thời gian đó. Cách này trị cũng hiệu quả, thẩm mỹ hơn cách trên nhưng treo vậy chim bu ở chỗ khác thì phải bố trí rất nhiều nút áo.
  4. Đổi lồng cho chim : Cách này dành cho những chú chim bị nặng. Nếu đang ở lồng vuông thì chuyển sang lồng tròn và bố trí 3 cầu thẳng ( 2 cầu trên song song nhau ). Còn nếu đang ở lồng tròn đã bố trí thêm miếng giấy trên nóc lồng mà vẫn bị hiện tượng đó thì chuyển hẳn chim qua lồng nấm có nóc phía trên nhọn và nhỏ, đảm bảo chim sẽ hết bám nóc.

Xem thêmChào mào lộn mèo

Trong 4 cách trên thì cách thứ 2 là hiệu quả và đỡ tốn kém nhất. Trị các tật của chào mào phải cần có thời gian chứ không phải ngày 1 ngày 2 được đâu, nên bạn cần phải kiên trì.

Cách phòng chào mào bám nóc lồng

  • Nếu chim bám nóc do hoảng loạn thì nên treo xa người ra 1 tí và thuần từ từ.
  • Hạn chế để chim ở dưới đất, cái này sinh tật của chào mào rất nhiều. Nếu lồng lực không treo lên được thì dùng giấy che nóc lồng lực ở 2 đầu cầu.
  • Treo chim ngang hàng nhau, không treo con thấp con cao. Treo không đúng làm con ở dưới thấp bám nóc để đấu với con trên.
  • Nếu chim căng lửa quá làm bám nóc lồng thì cần phải thường xuyên mang chào mào đi dợt. Có thời gian thì nên mang đi 1 tuần / 3 lần. Nếu nhà có ít chim thì không nên trùm áo lồng quá nhiều, làm chim bứt rứt cứ nghe chim khác hót là bám nóc, bu lồng, làm đủ kiểu để đấu lại.

Trên là nguyên nhân, cách phòng và trị bám nóc lồng cho chim. Chúc thành công!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button