Cách trị ngoái lộn cho chim
Chim bị lộn mèo
Bệnh ngoái cổ, lộn mèo ( lộn cầu ) thường gặp ở các loài chim như : Chào mào, Chòe than, chòe đất…Nhìn rất khó chịu và khi mang chim đi thi nếu gặp lỗi này sẽ bị loại. Bệnh ngoái lộn cũng khá khó trị, có con trị được cũng có con không trị được. Tùy theo đam mê của bạn mà giữ lại nghe chim hót hoặc thả cho chim về rừng.
Tất cả về bệnh ngoái lộn ở chim cảnh
Nhận biết chim bị ngoái lộn
- Lúc chim chuẩn bị nhảy sẽ ngoái cổ ra phía sau để nhìn.
- Chim đang bám vanh lồng rồi ngoái cổ ra phía sau.
- Chim lộn mèo là khi đang đậu và lộn 1 vòng, hoặc nửa vòng.
Đó chính là các dấu hiệu về ngoái cổ, lộn mèo ở chim cảnh. Khi phát hiện cần phải trị ngoái lộn ngay kẻo hỏng chú chim.
Nguyên nhân ngoái lộn ở chim cảnh
Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến chim bị ngoái lộn.
- Chim bổi mới về treo nơi đông người quá sớm. Chim hoảng loạn tìm được thoát thân, lâu dài sẽ gây ra tật ngoái lộn.
- Treo chim dưới ánh đèn, áo lồng có khoảng hở sáng. Chim sẽ theo ánh sáng tìm đường thoát.
- Chim đang sống quen lồng tròn chuyển qua lồng vuông, hoặc ngược lại. Có nhiều chú chim khi sang lồng lạ sẽ không chịu và sinh ra tật ngoái lộn.
- Chim không chịu qua lồng tắm thường sẽ bám vách lồng, đỉnh lồng. Dần sinh ra tật ngoái, vì vậy cần tập cho chim qua lồng tắm đúng cách.
Cách trị ngoái lộn cho chim thành công
Chim bị ngoái lộn thì tỉ lệ thành công khoảng 80%. Nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị sẽ nhanh hơn. Các bạn cần phải kiên trì có thể mất 3 tháng đến 1 năm mới trị được. Dưới đây là 1 số cách trị ngoái lộn cho chim được anh em chơi chim áp dụng rất thành công.
#1. Bố trí cầu cho chim đúng cách
Chim bị ngoái lộn thì nên cho chim vào lồng vuông sẽ trị tốt hơn trong lồng tròn. Sử dụng cầu bán nguyệt sẽ giúp hạn chế ngoái cổ, bu nóc, lộn mèo. Vì vậy cần sử dụng lồng vuông và cầu bán nguyệt bố trí như sau:
- Hạ cầu chính ( cầu ngang ) xuống sát với đáy lồng. Rồi để cóng nước ở đó.
- Cho 4 cầu bán nguyệt nhỏ vào 4 góc phái trên sát với nóc lồng. Cho cóng thức ăn ở đó.
Với khoảng cách cầu chính và cầu bán nguyệt cách xa nhau, chim sẽ không dám ngoái cổ hay lộn cầu. Khi chim đói bắt buộc sẽ bay lên cầu bán nguyệt ăn, chim sẽ không dám ngoái. Từ đó nó sẽ dần tập lại cách bay nhảy và hết tật này, thông thường khoảng 3 tháng là xong.
Cũng có thể sử dụng 3 cầu bán nguyệt loại lớn bố trí trong lồng như sau:
- Cầu số 1 để ngay hướng cửa lồng và gần đáy lồng
- Cầu số 2 để hướng đối diện với cửa lồng.
- Cầu số 3 để hướng phía bên cửa và sát với nóc lồng.
Mục đích bố trí 3 cầu sole nhau, và bố trí sao cho khi chim đậu thì đầu gần chạm cầu phía trên. Chim sẽ không dám lộn vì sợ đụng đầu.
#2. Sử dụng cầu xoay
Sử dụng 1 cầu chính ngang và làm cho nó xoay. Chim đậu vào nó sẽ không dám ngoái lộn vì mất thăng bằng. Để cầu này cũng giúp luyện cho chân chim khỏe mạnh hơn.
Làm cầu xoay bằng cách dùng 1 cây tre nhỏ đường kính phù hợp với loại chim đang nuôi. Cây tre có lõi rỗng, dùng cây kẽm xuyên qua cây tre rồi cố đính vào lồng nuôi. Bỏ cây kẽm làm sao cho thanh tre xoay tròn được.
Mới lần đầu chim sẽ hơi sợ không dám đậu, dần chim quen sẽ đậu. Vì cầu xoay nên chim sẽ không dám lộn cầu nữa. Từ đó chim sẽ quên đi tật ngoái lộn.
Lưu ý : Với 2 cách trên thì nên dùng 1 tấm che để che trên nóc lồng phía trong, tránh làm chim hoảng sợ lại sinh ra tật bám nóc lồng.
#3. Thả chim vào Aviary
Đối với những con bị ngoái lộn nặng khó chữa trị thì nên thả vào aviary. Hoặc thả vào lồng lực, lồng lực nên để thẳng đứng để hết tận ngoái lộn ( để nằm ngang thì cũng giống như lồng nhốt bình thường ).
Chim sống quen trong môi trường rộng rãi sẽ hạn chế tật ngoái lộn thôi. Tuy nhiên cách này cũng khá lâu, và thả chim trong đó ngắm chim hót với bay nhảy cũng thích.
Cách phòng tật ngoái lộn cho chim cảnh
Bản chất chú chim ngoài rừng không hề ngoái lộn. Chim ngoái lộn do quá trình nuôi của chúng ta, vì vậy nuôi chim cần chú ý những điều sau:
- Chim bổi mới mang về không nên ép treo gần chỗ đông người quá sớm làm chim hoảng loạn. Nên tập dần từng bước cho chim quen dần. Treo chim trên cao rồi hạ dần từ từ ngang với đầu người.
- Không nên treo chim dưới ánh đèn, hoặc áo lồng hở để ánh sáng xuyên vào. Chim thường tìm theo ánh sáng để tìm đường thoát thân.
- Chim ngủ nên trùm kín áo lồng, sử dụng áo lồng loại dày. Chim ngủ bị hoảng loạt cũng dê bị ngoái lộn.
- Nếu đổi lồng mà thấy chim hoảng sợ thì nên để lại lồng cũ. Chim không quen lồng cũng dễ sinh tật
- Cần phải làu chim qua lồng tắm đúng cách theo hướng dẫn ở trên.
Đó là 3 cách trị ngoái lộn cho các loại chim cảnh. Các cách này trị thành công rất cao, các bạn nên áp dụng để trị cho chim nhà nhé.