Chế độ tập dợt cho chào mào

Tập dợt chào mào

Chim chào mào sau khi thay lông xong, đã khô lông và đang chuyển từ cám chào mào thay lông qua cám chào mào căng lửa. Thường là cám công thức 2. Đây là thời gian bắt đầu chế độ tập dợt cho chào mào nhanh lên lửa để mang đi thi đấu.

Chế độ tập dợt cho chào mào đúng cách

Khi treo chim ở nhà mà chim siêng hót và nhanh nhẹn thì có thể mang chim đi dợt được rồi. Lúc này thì chỉ nên cho chim đi dợt khoảng 2 lần một tuần và thời gian dợt khoảng 1h đồng đồ là được.

Chế độ tập dợt cho chào mào

#1. Đối với chim mới đi dợt lần đầu

Đó là chim bổi mới lên, chim 1 mùa hoặc chim có mùa nhưng chưa bao giờ mang ra cội. Lúc mang chim ra cội ( điểm dợt chim ) chỉ treo chim ở một góc xa, trùm kín áo lồng lại không cho thấy con chim khác, để em nó nghe tiếng hót. Làm như vậy khi mang chim về nhà sẽ sung hẳn lên và nó sẽ học lại các giọng hót được nghe từ cội.

Sau khoảng 2 tuần trùm áo lồng, khi chim đã xổ bọng và đã dần quen cội thì bắt đầu mở áo lồng ra cho chim thấy con khác, nhưng vẫn treo ở xa chứ không được mang lại gần. Sau 2 tuần cho em nó chơi từ xa như vậy thì chim đã quen cội, sung hẳn lên và đã chịu đấu với các con khác.

Bây giờ có thể mang chim kè gần chim khác để chơi, không treo gần quá làm chim bu lồng, hoặc treo gần chim dữ, khi chim không chịu chơi thì mang chim ra xa. Qua 1 tháng với chế độ tập dợt cho chào mào như vậy chim đã căng lửa hẳn lên, các bạn cho chim dợt khoảng 3 lần 1 tuần và thời gian dợt tăng lên 2h.

#2. Đối với chim thuộc, chim đã được đi dợt

Ban đầu cũng chỉ treo chim ở xa, không cần trùm áo lồng, để cho chim quen dần với cội. Vì qua quá trình thay lông chim còn đang yếu lửa nên phải để chim thích nghi dần. Qua 2 tuần đầu treo xa như vậy chim sẽ dần quen cội và bắt đầu lấy lại phong độ. Các bạn bắt đầu mang chim kè gần và thời gian tập tăng lên từ 2 ngày sang 3 ngày 1 tuần và thời gian dợt tăng lên là 2h. Những lần này cũng không nên kè chim vào những con căng lửa hơn hoặc kẹp vào nhiều con. Để khi nào chim căng hẳn thì mới kè.

Sau này mỗi lần mang chào mào đi dợt, lúc mới tới cội thì khoan hãy mở áo lồng, để chim bình tĩnh lại sau khi đi đường và ủ chim khoảng 15 phút chim sẽ hót, ché giúp chim nhanh căng hơn

Chú ý : Lúc mang chim đi dợt thì luôn phải bổ sung mồi tươi và trái cây cho chào mào, để luôn giữ thể lực cho chim. Chim chưa căng lửa không nên kè vào giữa nhiều con ( chỉ kè mép ) hoặc kè chim đấu với con đang căng lửa. Tuyệt đối không cho chim kè sát để cắn nhau, nó sẽ tạo cho chú chim nết hung hăng, cứ gặp con khác là bu lồng đòi đá. Nhiều người tính khí nóng nảy khi mang chim ra cội không thấy chim hót thường kè lồng cho chim cắn nhau. Làm như vậy nhiều lần chim sẽ quen tật bu lồng, chụp đòi đá và đã vô tình làm hỏng chú chim. Điều chú ý cuối cùng là khi thấy chim không chịu chơi, chim bu lồng, hoặc bị con khác ăn hiếp thì nên mang chim ra ngay, kẻo làm chim sợ và bể chim.

Với chế độ tập dợt cho chào mào như vậy chim sẽ nhanh đạt lửa và chơi tốt. Chúc  thành công sớm đoạt cờ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button