Chăm sóc lan Hoàng Nhạn đầy đủ nhất

Để Hoàng Nhạn ra hoa

Lan Hoàng Nhạn có tên khoa học Aerides Odorata X Houlletiana. Là một trong những loài lan được trồng phổ biến ở Việt Nam. Đặc điểm hình thái của loài lan này: Lá có chiều dài khoảng 1 đốt tay hoặc dài hơn. Lá được xếp chồng khít đều 2 bên và hướng vào phía bên trong theo hướng dọc thân. Cây có đặc điểm nếu nhìn ngoài thì thấy cứng cỏi nhưng khi chạm vào thì rất mềm. Hoa Hoàng Nhạn sẽ có các vòi mọc ra từ nách lá. Màu sắc của hoa rất rực rỡ như màu vàng, nâu vàng. Phần môi hoa thường rủ xuống và có màu hồng. Ở phía bên trong của hoa sẽ có 2 sọc tím chạy thẳng đến phía học hoa.

Thời gian ra hoa sẽ khoảng từ tháng 4 hoặc là tháng 8. Dựa vào thời gian ra hoa mà người ta sẽ có 2 tên gọi là lan Hoàng Nhạn tháng 4 và Lan Hoàng Nhạn tháng 8. Hoa của lan hoàng nhạn sẽ cho chum bông to, có màu sắc sặc sỡ có mùi hương thơm của hoa có mùi hương giống với bạch nhạn và hồng nhạn.

Chăm sóc lan Hoàng Nhạn
Hoàng nhạn tháng 8 nở hoa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng nhạn

Kỹ thuật xử lý giá thể

Giá thể được chọn nên phù hợp với kích thước của cây. Đối với cây con thì có thể sử dụng chậu sứ, đối với cây trưởng thành thì dung gỗ, rêu giữ ẩm. Giá thể được chọn để trồng cây phải sạch và không chứa các loại sâu bệnh. Đối với loài lan Hoàng Nhạn nên được trồng trong chậu để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển tốt.

Kỹ thuật tách cây khỏi cây mẹ

Cây mẹ nên được tưới thật nhiều nước trước khi tách cây. Việc làm này sẽ góp phần giúp cho rễ cây trở nên mềm hơn, việc tách cây trở nên dễ dàng. Sau khi tưới đẫm cho cây mẹ từ 20 – 30 phút, chúng ta bắt đầu tách từng rễ ra và chuyển sang giá thể mới để trồng.

Kỹ thuật trồng cây

Ở những vết dập thì nên được bôi kem liền sẹo và nên phun chống mầm bệnh cho cây lan khi đưa về nhà. Cây lan Hoàng Nhạn nên được treo lên và sau khi 2 – 3 ngày thì bắt dầu ghép. Cây phải được để thật thẳng khi thực hiện ghép hoặc trồng vào chậu. Điều này sẽ giúp cho cây quang hợp tốt hơn, giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tốt hơn.

Khi trồng châu nên lưu ý không được để cho gốc cây bị lung lay mà phải giữ thật chặt. Vị trí để lan thì nên để vào những nơi khô thoáng. Tùy thuộc vào điều kiện của từng khu vực để lựa chọn biện pháp trồng phù hợp như ở khu vực khí hậu khô thoáng thì nên trồng lan Hoàng Nhạn trong chậu. Nếu khí hậu nhiệt đới ẩm thì nên ghép ở trên gỗ hoặc là trồng trong đất. Với chế độ chăm sóc phải phù hợp để đảm bảo cho quá trình trưởng và cho hoa đẹp.

Kỹ thuật chăm sóc

Với đặc điểm sinh thái của loài lan Hoàng Nhạn thuộc nhóm cây ưa ẩm phải được trồng ở những nơi thoáng mát, với độ ẩm đạt được trong khoảng 70 – 80%.

Chế độ tưới nước: Việc tưới nước phải đảm bảo được độ ẩm cho cây. Tùy thuộc vào từng cách trồng để có chế độ tưới nước phù hợp. Đối với ghép vào gỗ thì chúng ta có thể tưới 1 lần/ngày vào những ngày có nhiệt độ thấp, còn những ngày nắng nóng hơn thì có thể tưới 2 lần/ ngày. Đối với việc trồng Lan Hoàng Nhạn trong chậu thì tưới nước 1 lần/ngày với lượng nước ít hơn việc cây ghép vào gỗ.

Vị trí để lan thì phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lan để chọn vị trí thích hợp đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Khi cây mới được trồng thì nên để cây dưới lưới che nắng. Sau khi cây đã phát triển bộ rễ thì thực hiện bón phân. Phân bón được sử dụng là các loại phân tan chậm hoặc là các loại phân bón qua lá để cây có thể hấp thu từ từ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button