Chào mào mái và trống

Cách phân biệt chào mào trống mái

Chim chào mào không như các loại chim khác, nhìn bề ngoài khó biết được con nào trống hay mái. Đối với người chơi lâu năm thì dễ dàng còn đối với những người mới chơi chim chào mào thì rất là khó.

Đây là kinh nghiệm của những người chơi lâu năm chia sẻ lại. Cách phân biệt này chỉ tương đối thôi, phân biệt chào mào trống mái không thể chính xác 100%. Các bạn dựa vào các tiêu chí bên dưới để so sánh.

Cách phân biệt chim chào mào trống mái

#1. Phân biệt chào mào trống mái đã trưởng thành

Chào mào mái : Người nhỏ, đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp, tách đỏ rất ít, chân mảnh mai, hót giọng ngắn. Nói chung là thua chào mào trống, mặt nhìn ngơ ngác.

Chào mào trống : Chim trống nổi trội hơn so với chim mái : Người to, mình dài, đầu to, mào cao, xổ bọng 5 âm trở lên, mặt nhìn lanh lẹn và dữ chim.

Đối với chim cùng tổ thì dễ phân biệt, vì nhìn cùng 1 lứa con nào đầu to, mình to, dài đòn và nhanh nhẹn thì đó là chim trống.

Đối với chim mua ngoài cửa hàng thì khó có thể biết được vì có con 1 mùa, con 2 mùa, con thì vùng núi, con miền xuôi…

Mình sẽ sắp xếp cách phân biệt chào mào trống mái theo độ chính xác từ cao xuống thấp.

Nhận biết chào mào trống – mái qua giọng hót

Đối với chim bẫy đấu ở ngoài trời xổ bọng từ 5 – 7 âm và vào đánh nhau với chim mồi thì 100 % là chào mào trống. Chim chào mào trống thường xổ bọng từ 5 âm trở lên. Giọng con trống to, vang và gắt. Chim hót đổi nhiều giọng khác nhau như : quýt wu wiu wiu quýt wi wìu, hay là quýt quýt wù wiu quýt wìu… Âm cuối thường cao lên. Ngược lại chim mái chỉ xổ bọng từ 3 – 4 âm, cá biệt cũng có con xổ tới 5 âm.

Chim chào mào mái thường  hót quýt wu wiuuuu, huýt hù hiu, huýt huýt hiu….Âm cuối cùng nhỏ và kéo dài ra.

Phân biệt chào mào trống qua cách chơi

Nếu bạn được tận mắt nhìn chú chim chơi thì xác xuất tuyển được chim trống là 90% rồi.

Bạn mang 1 em chim thuần chơi tốt ( đừng mang chim mái nha ) ra kè thử. Nếu con nào có thái độ chớp cánh, bu lồng đòi chơi hoặc con chim bạn thấy con đó mà hót hét, ché thì em đó là trống. Còn chim mái khi kè thì cái mặt ngơ ngác ra, không có thái độ chơi. Cũng có trường hợp chim mái khoảng 1, 2 mùa người ta thả vào lồng tập thể, lúc mang chim tới kè nó cũng chớp cánh. Lúc bắt ra thì nhớ nhìn vào bộ tách đỏ của chim xem nhiều hay ít.

Nhận biết chim trống, mái qua bộ mặt

Bộ mặt của chim bao gồm : đầu, mỏ mào, mắt, tách đỏ. Nếu không có điều kiện bẫy, hay nghe chim xổ bọng thì kiểm tra bằng cách nhìn bộ mặt.

Chim trống : Đầu to, mặt hung dữ, mào cao, mỏ dài, đặc biệt là tách đỏ nhiều lông và dài hơn chim mái ( đây là tiêu chí cao nhất khi nhìn bộ mặt chào mào).

Chim mái : Đầu nhỏ, mỏ ngắn, mặt hiền, mào thấp và thường cụp xuống. Lông má đỏ tươi và ít

Đây là hình ảnh từng cặp chào mào, các bạn nhìn kỹ sẽ thấy con mái tách đỏ ít hơn.

phân biệt chào mào trống mái
Phân biệt chào mào trống mái qua bộ tách đỏ

Nhận biết chim mái, trống qua thân hình

Dựa vào thân hình bên ngoài của chú chim để xác định chim trống hay mái

Chào mào mái : Như đã nói trên thì chim mái có thân hình nhỏ, đuôi ngắn, người ngắn, lông cánh ngắn, mào thấp, tách đỏ ít.

Chào mào trống : Thì người to, dài đòn, đuôi dài, mào cao, lông cánh dài khoảng 9cm ( chim mái chỉ 7cm ). Con trống nhanh nhẹn hơn. Cách này không áp dụng cho chào mào ngũ đoản nha, vì chim ngũ đoạn cái gì cũng ngắn.

Cách nhìn bề ngoài dễ dàng hơn đó là nhìn lông mao ở sau gáy con chim. Lông mao là loại lông tơ mỏng và mọc dài hơn lông bình thường. Chim trống thường có 1 đến 3 cọng lông và có 1 sợi dài nhất. Còn chim mái thì không có, nếu có thì rất là hiếm. Các bạn nhìn kỹ tấm hình phía dưới ngay cái vòng tròn sẽ thấy sợi lông mao.

lông mao ở chào mào trống
Chào mào trống có sợi lông mào dài sau cổ

Nhận biết chim mái, trống khi cầm chim trên tay

Được cầm chim trên tay thì bạn áp dụng các cách nêu trên để phân biệt.

Cầm nhẹ nhàng con chim trên tay, cho phần bụng quay xuống dưới đất, thả lỏng tay nhẹ nhàng ( đừng thả quá chim bay là đền ngay và luôn đó à, mình đã bị ). Sau đó bất ngờ lật ngược con chim lại cho bụng quay lên trời, lúc làm nhớ quan sát thật kỹ sẽ thấy.

  • Chim trống sẽ rướn đầu ra phía trước và lông đuôi xòe rộng. Còn chim mái thì rụt đầu 1 tí, bộ lông đuôi vẫn xếp vào chứ không xòe. Nếu nhìn không kịp thì làm lại.
  • Nếu lật ngược lại, chú chim dạng 2 chân ra thì con đó là chim mái

Ngoài ra người ta còn phân biệt chào mào trống mái qua đếm lông đuôi, và nhìn chấm đen ở cuối lưỡi. Con trống có 12 cọng lông đuôi và 3 chấm đen. Con mái thì 10 cọng lông đuôi và 2 chấm đen nhạt. Nhưng cách này không chính xác, vì chim ở mỗi miền có chấm đen khác nhau. Có con trống không có chấm nào, con mái thì 2, 3 chấm. Không khuyến khích xem cách này.

#2. Phân biệt chào mào non trống và mái

Chào mào trống : Thường nhanh nhẹn, đầu to, tướng dài, mình to, tách má có nhiều lông. Nói chung là cái gì cũng hơn chim mái, chỉ thua chào mào mái là không đẻ trứng được thôi. Chào mào mái thì ngược lại.

Phân biệt chào mào non trống, mái thì có 2 trường hợp :

Nhận biết chào mào con trống mái chung tổ

Nếu bắt được nguyên tổ, thì tỉ lệ chọn được chào mào non trống là 95%. Chim chào mào thường đẻ 2 hoặc 3 trứng. Trong đó luôn có con trống, con trống nở sớm hơn con cái. Nếu ổ 2 trứng thì trứng đầu tiên là con cái. Tổ chào mào 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc thứ 3 là chào mào trống. Nếu bắt được ổ mà không biết con nào nở trước thì chọn chào mào trống bằng cách :

Con nào người to, mình to, đầu to và mắt méo hơn những con khác thì đó là chim trống.

Nhìn qua lông đuôi, chân : Các bạn để ý lông đuôi ( lông bút ) chào mào lúc đã toe ra, đuôi con nào dài hơn con khác thì đó là chào mào trống, chào mào mái non thường nở sau. Chân chào mào trống non có màu xám hơn con mái. Cách này chính xác 99%.

Nhận biết chào mào non trống mái không cùng tổ

Có thể là mua ở cửa hàng. Cách chọn này thì hơi khó. Vì chim có con nở sớm, muộn khác nhau.

Chọn chú nào đầu to, mình to, mào có màu sẫm hơn, nhìn vào lông đuôi xem con nào dài hơn, lông đuôi và cánh ôm gọn, mắt méo, ít vẫy cánh và đòi ăn thì các bạn nên bắt. Tỉ lệ được chào mào trống sẽ cao.

Khi tuyển được chim chào mào trống về rồi thì chúng ta bắt đầu thuần chào mào, tắm táp, luyện giọng, tập dợt…Để em nó bắt đầu chơi, hót.

Chúc các bạn thành công và chọn được chú chào mào đẹp. Chịu khó nhìn 1 thời gian là quen thôi. Thân

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button