Chim thay lông: Hạ lửa chứ đừng để mất lửa

Hạ lửa để chim thay lông

Ở Việt Nam cứ vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, các loài chim sẽ rụng lông cũ và để mọc ra 1 lớp lông mới khỏe hơn, đẹp hơn. Tùy vào từng loài, từng cá thể khác nhau sẽ có con thay trước thay sau, thay nhanh hơn hoặc chậm hơn và có cả những cá thể được người chủ điều chỉnh để thay lông trái vụ, mục đích mùa thay lông vẫn có chim chơi, thi đấu.

Cũng có nhiều quan điểm khác nhau về cách chăm, cách ép thay, ủ áo lồng, trùm áo lồng ½… tất cả đều cùng một mục đích để chim thay lông nhanh, nhanh được chơi và mọi cách đó đều giống nhau về bản chất đó là GIẢM LỬA cho chim.

Hầu như có nhiều người đang bị nhầm ở 2 từ, đấy là HẠ BỚT LỬA hay HẠ HẾT LỬA. Để làm rõ về ưu nhược hơn, hãy xem vài phân tích dưới đây:

Chim thay lông: Hạ lửa chứ đừng để mất lửa
Chim mới thay lông xong cần quá trình chăm sóc mới căng lửa được

Hạ bớt lửa: Làm giảm lửa, giảm độ căng, giảm độ hót. Chim vẫn nhanh nhẹn, treo tách riêng vẫn ra mỏ, ra giọng, tiếng không còn âm gắt, các hồi hót không còn tốc độ, thưa hơn. Dí vào chim đồng loại vẫn có thái độ.

Hạ hết lửa: Gần như không hót hoặc treo rất lâu mới hót chuyện, hay đứng 1 chỗ, ít di chuyển, hay bị đờ ra nhìn trời. Dí vào chim khác gần như không kêu, không quan tâm.

Với góc độ thì thấy thế này:

Hết lửa: Do xịt hoàn toàn nên quá trình kéo lửa lại rất vất vả, gập nhiều khó khăn, chim khó đạt lửa đều mà dễ bị tình trạng phong độ phập phù hôm chơi nhiều ít thất thường. Rất lâu mới tạo được lực sâu để chơi dẻo dai.

Hạ lửa: Qúa trình lên lại nhanh, chỉ mất tầm 2 tuần đã có thể chơi giàn lai rai được. Phong độ chưa được tốt nhưng khá đều trong các buổi đi dãi. Chim mau đạt trạng thái căng hẳn và duy trì phong độ này đều và ổn định.

Với các chú chim tuổi lồng thấp, có thể áp dụng cách chăm ép thay lông vì với chim tuổi lồng thấp dễ hồi lửa và có thể chim không thuần nên phải giữ lông mới nhưng với các chú chim đã có tuổi lồng, chim đã thuần, chim thi đấu thì nên hãm, hạ lửa vừa phải để khi hòm hòm lông, chim lấy lại lửa nhanh hơn và quan trọng nhất là cần tính ổn định cao.

Lưu ý: Chim thay lông nhanh hay chậm lại do vấn đề chính là nó phải khỏe, bản năng sinh tồn ở ngoài thiên nhiên chúng đang thay lông nhưng vẫn phải phải đủ sức bay, kiếm ăn, đánh nhau, chạy trốn… còn nếu không cũng khó tồn tại.

Có thể sau khi đọc bài này, mỗi người có một cách hiểu và suy nghĩ khác nhau nhưng chắc chắn, chúng ta cùng một mục đích, chăm tốt, chăm khỏe, thay lông nhanh và mau lấy lại lửa.

Cám Hiển Bảo Khánh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button