Vào thức ăn cho Ốc Mít bổi

Tập cho ốc mít ăn cám

Chim Ốc mít sau khi bẫy về cần tập cho chim ăn chuối để chim có thể sống, ngoài việc chọn ốc mít trống thì cần vào thức ăn cho ốc mít bổi.

Khi đi bẫy thời gian lâu thì nên chuẩn bị 1 vài trái chuối để đút cho chim bổi ăn. Trước khi đút nhớ cho chim uống tí nước, bằng cách nhúng ngón tay mình vào chai nước, rồi để vào miệng chim khoảng 1-2 giọt là được rồi. Sau đó chúng ta nhét chuối cho ăn để chúng sống trong quá trình chúng ta đi bẫy ở các nơi khác sau đó. Trung bình khoảng 1h đút một lần để chim không mất sức.

Vào thức ăn cho Ốc Mít bổi
Bẫy chim ốc mít

Để nhét cho chim ăn ta dùng một nhành cây nhỏ, có thể mang theo 1 cây tâm xỉa răng để nạy chuối cho chim ăn. Dùng cây tăm nạy 1 phần cơm chuối rồi kè miệng chim vào miếng chuối để chim mổ ăn, con nào không chịu mổ ăn, thì dùng 1 miếng chuối rồi kè cái mỏ chim dính chuối nó thấy ngọt sẽ mổ. Không ăn nữa thì banh miệng ra nhét vào.

Còn chim khi mang về nhà ta cũng làm như trên, cứ kè mỏ vào chuối cho ăn, không ăn thì mới cần nạy miếng chuối nhỏ kè miệng, không ăn nữa thì banh mỏ nhét vào (làm việc này nên ngồi trong nhà, vì nhiều khi các bạn mới chưa quen sẽ dễ bị tuột tay, sổng chim), rồi sau đó cho vào lồng.

Lồng chứa nên trùm kín bằng vải màu sáng, sao cho có ánh sáng trong lồng, nhưng chim thì không thấy được ở ngoài (màu tốt: xanh tím, hồng, trắng, vàng, cam…), dùng vải mùng (von áo dài), may thành cái áo ôm sát lồng, để trùm bổi (vẫn có áo dày phía ngoài nha). Trùm áo mùng, khi chim có tung, vẫn không bị hư mỏ, hư lông, tránh tình trạng mẻ đầu.

Trong lồng bỏ 1/2 trái chuối, xé 1 mặt vỏ – nạy lớp cơm chuối + 1 cóng nước đun sôi để nguội (bỏ cóng nước nhỏ thôi, vì nhiều con nó tung rồi rớt vào cóng nước – ngủm luôn). Rồi sau đó treo nơi nào càng yên tĩnh càng tốt để chim nghỉ ngơi.

Cứ cách 1h mở hé áo lồng xem chim có còn bay nhảy mạnh không? Xem chuối mình bỏ vào chim có mổ không? Nếu chuối còn nguyên, phân dưới đáy lồng có 1 bệt nhỏ như lượng chuối mình nhét thì bắt nó ra nhét tiếp kẻo chim chết.

Tới chiều tối khoảng 5h thấy con chim vẫn lanh lợi, thì mình treo chỗ nào yên tĩnh, để nó ngủ luôn, tránh ban đêm tung lại mất sức. Với những con yếu thì pha ít nước đường hoặc nước mật cho nó uống rồi cho lại vào lồng, dạng này là ca khó, vì không ăn nên yếu. Sáng hôm sau nên thức dậy sớm, khoảng 7h nhét cho nó thêm một lần, rồi cứ cách 1-2 tiếng, hé lồng xem. Con nào khó lắm, thì cũng chỉ tới trưa là biết ăn!

Lúc này vẫn trùm lồng cho tới hết ngày với ca khó và ca dễ. Ngày hôm sau thì hé ra chỗ dây kéo. Thấy tung thì trùm lại, tùy tình hình mà lúc nào nên hé, và hé bao nhiêu nha. Thường thì ngày thứ 3 thì chim sẽ sống, các bạn bỏ hẳn áo dày phía ngoài ra, cứ để cái áo mùng, chim có tung cỡ nào cũng không bị sao, rồi từ từ nó dạn dần, và khoảng 3 tháng, mình mới bỏ hẳn cái áo mùng này đi. Khi chim đã ăn uống tốt, ít tung lồng thì chúng ta bắt đầu chế độ chăm sóc ốc mít .

Chúc thành công và sớm có em ốc mít hay.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button