Giải thích gốc chào mào nuôi lên

Các loại chào mào

Chào các bạn! Có một số người mới chơi chim chào mào không hiểu chim con, má trắng, má lỡ…là gì ? Và không biết nên chọn chim nào để chơi, mình sẽ giải thích gốc chào mào nuôi lên để có lựa chọn hợp lý.

Giải thích những loại gốc chào mào

Giải thích gốc chào mào nuôi lên
Chào mào con

Chào mào con

Có lẽ ai cũng biết chim con là những chú chim còn nằm trong ổ, lông lá chưa đầy đủ khi mình bắt về hoặc mua về phải chăm sóc chúng, cho chúng ăn, giữ ấm, tập cho quen người …

Những chú chim này rất thân với chủ, thấy chủ là hót múa rất vui và có thể thả quanh nhà, huýt sáo là chim bay tới đậu trên người nhưng để 1 chú chim con trở thành 1 chiến binh trên đấu trường thì không dễ… Vì chim con nuôi lên sẽ sinh nhiều tật như sợ mọi thứ, giọng ngắn và không hay, ngoái lộn, cắn bố, cắn đuôi … Và do chim từ nhỏ đã được chăm sóc chu đáo nên nó không học được quy luật sinh tồn, đấu đá với các chú chim khác.

Cũng có nhiều con chơi rất hay, nhưng gặp chim dữ nó dập 1 lần là bể chim, không dám chơi nữa. Hoặc chơi lình xình, bữa chơi bữa không mặc dù chế độ chăm rất tốt và đều tay.

Chim má trắng

là những chú chim được bắt khi mới ra ràng, đã biết mổ, đang học bay, bộ tách ở má còn màu trắng, giọng và dáng bộ chưa hoàn chỉnh.

Những chú chim này dễ thuần, không phải đút, phù hợp ép giọng và nết chơi. Nhưng cũng tùy con, có con nuôi lên chơi rất hay, lỳ và bền, chẳng hạn như chào mào thiết mộc chân ( tỷ lệ rất nhỏ ). Nhưng đa số chơi lình xình, khoảng 3 – 4 mùa mới có bản lĩnh chơi trường và thi. Những chú chim này cũng hay mắc tật như chim con là ngoái, lộn, chơi lình xình, bám vanh, cắn bố …Nếu chăm sóc không tốt.

Chim chào mào má lỡ

là những chú chim mới lên tách đỏ mùa đầu, cơ thể đã trưởng thành nhưng hầu như có rất ít kinh nghiệm sinh tồn.  Những chú chim này nếu về chăm tốt sẽ mau lên nhưng giọng chưa hoàn chỉnh, cũng dễ mắc tật như má trắng và chim con. Thời gian thuần lâu hơn má trắng 1 chút và chơi cũng tốt hơn.

Chim chào mào bổi già rừng

Những chú chim này thực là những chiến binh trong rừng sâu, vì đa số đã tách bầy và có 1 vùng lãnh thổ riêng, chim càng dữ thì chiếm những khu vực càng rộng và sâu trong rừng.

Lợi thế khi nuôi chào mào bổi già rừng là 1 khi đã thuần thì chơi ổn định và dữ chim thích hợp cho đấu trường và chim thi. Tuy nhiên, thời gian thuần 1 chú bổi già rừng đến khi chơi tốt phải tính hàng năm, mau cũng phải 2 năm… có con 4 – 5 năm.

Đó là gốc chào mào nuôi lên, tùy theo mục đích chơi chào mào của các bạn mà lưa chọn cho hợp lý. Ngoài ra chọn chim để nuôi còn phân biệt bẫy đấu hay lưới nữa. Chúc thành công và năm mới đầy may mắn.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button