Mục đích chơi chào mào

Các kiểu chơi chào mào

Chơi chim chào mào là thú vui tao nhã, giải trí sau thời gian làm việc mệt mỏi, giúp cho ta có thêm sự kiên nhẫn. Nó còn giúp chúng ta tránh xa các thói hư tật xấu rượu chè, cờ bạc, gái gú…Nhà Rèn lành mạnh như vậy, nhưng khi đã ghiền thì cũng tốn rất nhiều tiền vào nó, có thể vài trăm ngàn thậm chí cả trăm triệu. Cho nên trước khi chơi cần xác định mục đích chơi chào mào. Kẻo tốn tiền vô ích mà không được gì.

Mục đích chơi chào mào của bạn là gì?

Mục đích chơi chào mào
Chào mào bông cò vẻ bề ngoài rất đẹp và giá cũng rất cao

Chơi chim chào mào có nhiều kiểu chơi : chơi giọng, làm cảnh, chơi giàn, chim thi.

Chim làm cảnh : Chơi loại này thường hơi tốn kém, dành cho người nhiều tiền đã có chim chơi tốt hót hay. Chim cảnh thường được chọn những chú chim to con, dài đòn, mào lân, họng bò…Hoặc những chú chào mào độc như : yếm khít, đen hết dưới ngực, đuôi xòe cứng, hay những chú chào mào bông, mơ, bạch tạng. Tuy là chơi cảnh nhưng có rất nhiều chú chim chơi rất hay.

Chim giọng : Thì có 2 kiểu chơi.
Đối với chơi chim giọng trong miền Nam thì người ta chia ra chim nhà và chim rừng. Chim rừng hay còn gọi là chim bổi, còn chim nhà thường là những chú chim có giọng riêng biệt từng vùng đã được thuần hóa rất nhiều năm và ép những lứa chim con ra đúng giọng đó. Nó cũng rất công phu, thường người ta cho nuôi trong nhà kính để chim con chỉ học đúng giọng chuẩn của chim thầy tránh lai giọng khác.

Đối với chơi giọng ở miền Trung thì chơi chim giọng theo vùng nổi tiếng. Họ thường chọn chim bổi già rừng vùng đó như:  Sông Kôn, A lưới, Trung Mang, An lão … Cũng có những chú chim non được ép giọng theo vùng nhưng anh em nào rành thì sẽ chọn mua chim bổi chứ không mua chim non, vì chim bổi giọng luyến láy và nhanh hơn.

Nếu chơi chim giọng theo vùng như miền Trung thì vừa chơi giọng vừa có khả năng chơi trường và đi thi. Còn chơi giọng theo kiểu miền Nam thì khó khăn hơn vì chim con được ép 1 giọng duy nhất, ra trường nghe chim giọng rừng thì thường không dám chơi. Phong cách chơi chim giọng thường đi đôi với diện mạo tướng tá của chim.

Chim chơi giàn: Chim chơi cội thì đa số người chơi chim lâu năm sẽ chọn chim bổi già rừng. Nết chơi là quan trọng nhất đối với chim chơi trường. Mỗi người 1 ý, cũng từng có những chú chim má trắng chơi giàn cũng rất tốt. Nhưng tóm lại, thì chú chim phải có nết chơi mạnh mẽ, giọng ché uy lực dọa nạt đối thủ, cánh bung cao, nhanh để đè chim người, sàng cầu, bọng đanh rát… Tiếp đến mới đến giọng và dáng bộ.

Chim thi: Cũng như chim chơi giàn chim thi đa số anh em chọn chim bổi già rừng… Nết chơi của những chú chim thi phải điềm tĩnh, bền bỉ, biết dưỡng sức, khôn chim vì trong các cuộc thi phải kéo dài 4 – 5h nên sức bền là ưu tiên hàng đầu. Sau đó đến nước chơi, cánh, đuôi, sàng cầu lăng xăng, bọng và dáng bộ…

Đó là các kiểu chơi chim, vậy chúng ta nên chơi chim bổi hay chim non, tùy vào mục đích chơi chào mào mà lựa chọn cho hợp lý. Nếu muốn ở nhà nghe chim hót thì chơi chim giọng. Còn mang chim đi cội giải trí, hay mang đi thi thì nên chọn chim bổi. Chúc sức khỏe và thường xuyên ghé thăm blog nharen.com. Thân!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button