Tập lực cho chào mào

Cách tập cho chào mào khỏe mạnh

Nói đến tập lực cho chào mào thì đối với những người chơi chim lâu năm hoặc những người thường xuyên mang chào mào đi thi, dường như đó là việc thường xuyên. Còn đối với những người đang bắt đầu chơi chim chào mào thì nó còn khá xa lạ. Mình xin chia sẻ bài viết nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về tập lực cho chào mào.

Tập lực cho chào mào
Lồng tập lực cho chào mào

Vậy tập lực là gì ? có lợi và hại gì?

Nói đơn giản là cho chim bay qua bay lại, hoặc bay lên bay xuống. Giúp chim vận động nhiều để có sức khỏe tốt và độ bền sâu. Tập lực cho chào mào thì có lợi chứ không có hại (giống như con người vậy, cứ ngồi trong nhà hoài mà không tập thể dục thì sẽ không khỏe được, trường hợp này có vẻ giống bản thân mình). Ngoài việc rèn thể lực, chim còn có bộ lông ôm gọn, đồng thời giúp cho chân chim luôn khỏe và tránh tình trạng chim bị mập.

Ngoài các chế độ tắm táp, thức ăn, trái cây, mồi tươi….Thì chúng ta cũng cần tập lực cho chào mào. Việc này nên duy trì thường xuyên.

Lồng tập thể lực thì có hai loại : lồng đứng và lồng ngang.

Kích thước lồng tập lực?

Có nhiều loại kích thước như 60 x 1m8, 80 x 1m8…Lồng này có bán nhiều, hoặc có thể ra tiệm chim mua 3 cái lồng tắm loại lớn về ghép lại cũng được ( khoảng 180K ). Rồi muốn đứng hay ngang cũng được.

Cách bố trí cầu lồng lực đúng cách

Các bạn để phía dưới 1 cầu, phía trên 1 cầu, đối với lồng nằm ngang thì để bên này 1 cầu, bên kia 1 cầu. 1 bên bỏ thức ăn, 1 bên bỏ nước để chim bay qua bay lại.

Cách tập lực cho chim chào mào

Luyện tập hầu như các ngày trong tuần, hoặc 1 tuần 3 lần ( lúc chim đi chơi cội về không cho tập nha, vì chim chơi đã mệt). Thời gian luyện tập khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Thời gian tập tùy vào các bạn rãnh vào giờ nào. Cho tập khoảng thời gian 10h – 13h sau đó cho chim đi tắm. Đặt nơi nào có ánh nắng chiếu nhẹ để cho chim vừa phơi nắng vừa tập lực.

Với lồng ngang thì chịu khó lùa chim bay qua cầu bên kia, rồi lùa bay qua lại. Lúc đầu thì chim chưa quen nên thường bay không đáp cầu mà bám vào thành lồng. Tập vài ngày là chim quen.

Với lồng đứng thì ít phải lùa hơn, cứ bố trí cóng thức ăn phía trên và cóng nước ở dưới là chim tự bay để ăn thôi.

Những ngày đầu mới tập thì cho chim tập ít thôi, vì chim sẽ mệt, uống nước nhiều và đi phân loãng. Những ngày sau thì nhịp độ tập tăng dần.

Với 2 cách trên thì nên tập lực bằng lồng đứng thì hiệu quả hơn. Tập lồng đứng giúp chim vận động cả về chân, cánh, thân mình. Còn tập ngang thì đa số chim dùng chân, kết hợp với đập cánh nhẹ là vút qua cầu bên kia rồi. Những lúc tập thì nên bổ sung thêm mồi tươi và trái cây nhiều cho chim. Vì chim vận động nhiều nên năng lượng cũng tiêu hao.

Chúc thành công và luôn theo đuổi niềm đam mê của mình. Thân ái và quyết thắng ?

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button