Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Mokara

Trồng lan Mokara cơ bản

Sự kết hợp của ba giống lan khác nhau là Arachnis ( lan bò cạp ), Ascoentrum và loài lan Vanda đã tạo nên loài lan mokara. Loài lan mokara này được hưởng những đặc tính của 3 giống lan này nên chúng có sức sống vô cùng mạnh mẽ và thường cho hoa đẹp.

Đặc điểm hình thái của loài lan Mokara là loài lan thuộc nhóm hoa đơn thân không có giả hành và thân mọc cao lên về phía đỉnh. Chiều cao trung bình của thân cây là khoảng 60cm. Thân thường mọc dài và có cả lá và rễ. Lá của lan mokara có màu xanh non dài hình lòng máng hoặc là hình trụ mọc cách ở hai bên thân.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Mokara
Hoa lan Mokara

Phần rể của loài lan này có đặc điểm là rễ trần được mọc từ thân xen kẽ với phần lá và mỗi khi mọc chúng sẽ xẻ lá và chui ra ngoài mọc dọc theo chiều dài của cây. Hoa có đặc điểm là hoa có năm cánh có nhiều màu sắc như vàng, tím, đỏ hồng, cam là những gam màu nóng. Hoa thuộc dạng hoa lưỡng tính đối xứng hai bên có phần phát hoa mọc từ nách lá đến giữa thân. Hoa của loài lan này ra hoa quanh năm nếu kỹ thuật chăm sóc tốt.

Điều kiện sinh trưởng của lan mokara

Chế độ nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài lan này là từ 250C đến 320C.

Chế độ ánh sáng: Loài lan này có khả năng chịu được nắng khá tốt. Cường độ ánh sáng phù hợp nhất để lan nở hoa đẹp là khoảng 70%.

Độ ẩm: Độ ẩm từ khoảng 70-75% là điều kiện độ ẩm phù hợp nhất cho sự phát triển của lan.

Chế độ tưới nước: Nước là yếu tố rất quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa của loài lan mokara này vì loài lan này thuộc vào nhóm ưa sáng và độ ẩm cao. Nếu việc tưới nước không đủ sẽ làm cho cây khô héo và thân lá có thể bị teo lại. Nếu lượng nước tưới nhiều quá sẽ làm cho rễ bị thối.

Yêu cầu nước tưới cho phong lan là không mặn, không phèn, không cứng. Nước có độ pH là 5,5-6,8. Nguyên tắc tưới nước phải đảm bảo cho việc ra hoa tạo ra được độ ẩm cho xung quanh môi trường trồng không nên chỉ tập trung vào tưới ẩm cho chậu và giá thể. Tưới nước cung cấp đủ ẩm, thời gian tưới tốt nhất vào sáng sớm hay chiều mát, hạn chế tưới vào buổi trưa hoặc tưới quá muộn làm cho cây dễ bị bệnh. Trong những ngày nắng nóng đối với các loài phong lan con thì có thể tưới bằng việc phun sương, làm tăng độ ẩm không khí và làm giảm nhiệt độ, mỗi ngày có thể tưới từ 3-4 lần/ngày thường xuyên điều chỉnh thay đổi lượng nước để tránh việc quá ẩm cho cây dẫn đến thối và bị bệnh cho cây.

Kỹ thuật trồng lan mokara

Lựa chọn giá thể trồng

Có nhiều loại giá thể khác nhau phù hợp cho việc trồng loại lan mokara này nhưng vì đặc tính là thân mọc thẳng nên việc trồng trong chậu vẫn là tốt nhất. Thường thì kích thước chậu khoảng 30x40cm có nhiều lỗ thoát nước bên cạnh là phù hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Trong quá trình trồng lan cần bố trí thêm một trụ bằng tre hoặc nhựa cao khoảng 100cm để làm trụ đỡ cho lan bám vào.

Các giá thể được sử dụng ở đây hầu hết là than củi, trấu và vỏ đậu phộng rất phù hợp có sự sinh trưởng và phát triển của loài lan này.

Kỹ thuật trồng lan mokara

Đối với việc trồng lan mokara trông chậu thì xếp phần than củi vào đáy chậu sau đó rắc đều vỏ đậu phộng lên trên. Sử dụng các vật dụng như cọc tre cắm vào giữa để cố định chắc chắn giữa chậu lan. Sau đó tiến hành xếp lan vào chậu và sử dụng dây nhựa buộc cố định lại với các trụ vừa mới dựng. Việc trồng phải đảm bảo rễ được trồng không quá sâu chỉ để nông. Sau đó thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho lan và treo lan ở những nơi thoáng mát không có ánh sáng chiếu quá mạnh. Nhiệt độ duy trì cho làn từ 25- 30 độ C để giúp lan ra hoa đúng thời gian và cho hoa đẹp.

Chế độ phân bón

Đối với loại lan mokara cần hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên đòi hỏi phải bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Các loại phân được sử dụng đó là phân chuồng đã ủ hoai hoặc là phân NPK hòa chung với nước có nồng độ thích hợp để tưới cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Loài lan này có khả năng phòng bệnh tốt thường ít khi gặp phải những loại bệnh như các loài lan khác chủ yếu là các loại rệp hoặc một số loài bò ống thường bám vào và tạo thành lớp đen bám trên lá. Thường thì đối với mỗi loại bệnh thì sẽ có một biện pháp khắc phục khác nhau như đối với cây bị rệp thì có thể sử dụng thuốc secsaigon phun đều lên cây, nếu bị bồ hóng thì lấy khan ướt mềm lau nhẹ cho cây.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button